Nghi thức uống trà khắp nơi trên thế giới

1. Quần đảo Anh quốc

Nghi thức uống trà khắp nơi trên thế giới - 1

Người Anh có thể không phát hiện ra trà nhưng không ai yêu trà hơn họ. Hai đóng góp lớn cho trà của vương quốc Anh đó là: Earl Grey – một hỗn hợp của trà đen có mùi hương đặc biệt từ dầu bergamot và “giờ uống trà” – một từ dùng để nói về một bữa ăn nhẹ lúc 4 giờ chiều. Đây là thời gian khác hẳn với buổi uống trà ở khoảng giữa 5 giờ chiều và 7 giờ tối, cùng một đồ ăn nóng. Giờ uống trà này được cho là xuất phát từ Anna Russell, Công nương của Bedford, vào khoảng năm 1841. Hai thế kỷ sau, hai biểu tượng này đã gắn liền với vương quốc Anh như Nữ hoàng.

2. Ấn Độ

Nghi thức uống trà khắp nơi trên thế giới - 2

Nếu màu hồng là màu sắc ấn tượng của Ấn Độ, thì hương của trà là mùi thơm của nó. Mỗi khu phố ở mỗi thị trấn đều có trà wallah riêng của mình. Đó là một loại trà đen pha với sữa, đường, mật ong, đẫm mùi hương của quế, gừng, hồi, hạt tiêu, nhục đậu khấu, và đinh hương. Người Ấn Độ thường đun sôi một chút vì trà khá béo, bạn có thể thêm một lát gừng tươi để tăng vị ấm áp cho tách trà.

3. Ma-rốc

Nghi thức uống trà khắp nơi trên thế giới - 3

Ai đã từng đến Ma-rốc đều biết rằng, một lời chào không bao giờ là một lời chào nếu thiếu một ly trà nóng hầm hập, được uống thêm hai cách: ngọt hoặc rất ngọt. Thường người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ pha trà. Trà là sự kết hợp giữa trà xanh của Trung Quốc với bạc hà tươi hoặc khô và đường. Phần thú vị nhất là lúc tiếp nước vào trà. Nước được rót từ trên cao, vào bình thủy tinh ở dưới. Đó là một phong cách đẹp, tinh tế đồng thời làm tăng hương vị và giải phóng hương thơm của cốc trà tràn ngập cả căn phòng.

4. Trung Quốc

Nghi thức uống trà khắp nơi trên thế giới - 4

Trà là một ngành kinh doanh rộng lớn tại Trung Quốc. Bạn có thể mua một tách trà giá rẻ giá vài đồng, hoặc nếu là một người sành trà, bạn có thể chọn Da Hong Pao, một trà ôlong đắt tiền được đánh giá là ngon nhất thế giới.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc vẫn là nước sản xuất chè lớn nhất thế giới. Mỗi vùng trên đất nước rộng lớn lại lại có các loại chè khác nhau: chè đen, chè ôlong, vàng, trắng, xanh lá cây hoặc pu-her (một loại chè đen lên men được trồng ở tỉnh Vân Nam và thường được bán dưới dạng một chiếc bánh chè ép). Mới đây, một nhà sưu tập tại Thượng Hải đã trả 36,3 triệu đô la trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby cho một tách uống trà nhỏ có niện đại từ thời nhà Minh.

5. Nhật Bản

Nghi thức uống trà khắp nơi trên thế giới - 5

Có lẽ không một nền văn hoá nào trên trái đất yêu thích nghi lễ như người Nhật. Họ chào đón sự xuất hiện của mặt trăng tròn, lễ hội hoa đào đầu xuân, sự thay đổi mùa lá từ xanh sang vàng – tất cả đều là lý do để kỷ niệm và tưởng niệm. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi việc uống một tách trà được đưa vào các tập quán trang trọng.

Ban đầu, trà đóng vai trò một cuộc diễn thuyết cho những người cai trị Nhật Bản cổ đại để tạo dựng mối quan hệ xã hội. Và ngay cả bây giờ, mọi thứ phục vụ uống trà luôn được cân nhắc cẩn thận từ bình uống, loại trà đến các mùa. Có một cảm giác hài hòa đạt được từ sự cân bằng giữa vị đắng và ngọt ngào. Nhưng ngoài việc trải nghiệm nghệ thuật pha trà hoàn hảo, nghi lễ thưởng trà còn là một điều quý giá hơn: một khoảnh khắc khi mọi thứ chậm lại, và điều duy nhất để tập trung là vị đắng của trà xanh trên lưỡi của bạn.

6. Đông Phi

Nghi thức uống trà khắp nơi trên thế giới - 6

Một trong những thứ người Anh mang đến đất nước thuộc địa ở Đông Phi của mình đó là tục trà chiều. Tuy vậy, lục địa này chỉ bắt đầu trồng trà vào những năm 1800. Nhiều loại trà được trồng ở Malawi và Kenya có một mùi hương rất phong phú.

7. Nga

Nghi thức uống trà khắp nơi trên thế giới - 7

Mùa đông của nước Nga rất lạnh vì thế trà của họ cũng nặng đến mức bạn có thể bị say. Bí mật đằng sau những tách trà đó chính là chiếc ấm samovar nổi tiếng. Lò đun bằng than củi, gỗ hoặc gỗ thông và ấm trà với nước sôi pha với lá trà đen hoặc trà xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc luôn được giữ ấm đặt bên trên bếp. Thêm vào một lượng đường vừa đủ, bạn sẽ nhận được một tách trà cân bằng giữa vị ngọt và mùi khói.

H. Nguyên

Theo Cntraveler

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *