Xây dựng thương hiệu là gì? Quy trình xây dựng thương hiệu cơ bản.

Thương hiệu là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng đối với từng sản phẩm, dịch vụ của cá nhân hay tổ chức. Bên cạnh đó, nói đến thương hiệu, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến mức độ uy tín của cả doanh nghiệp. Chính vì vậy mà xây dựng thương hiệu trở thành một công việc có giá trị cốt lõi nếu doanh nghiệp hay tổ chức muốn phát triển vững mạnh. Nếu bạn đang muốn xây dự thương hiệu thì nhất định không thể bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Thương hiệu (Brand) là gì?

Trước khi xây dựng thương hiệu, cần hiểu rõ Thương hiệu là gì. Theo định nghĩa của WPTO, Thương hiệu là đặc điểm để nhận biết một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó được cung cấp doanh nghiệp hay cá nhân này. Các đặc điểm đó có thể là ký hiệu, biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan),… hay các giá trị vô hình khác như: chất lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, …

Hay nói cách khác, thương hiệu là cách mà khách hàng của bạn cảm nhận về doanh nghiệp, bao gồm cả những sứ mệnh và giá trị cốt lõi.

Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược thương hiệu

Xây dựng chiến lược thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với thương hiệu, kế hoạch dài hạn để có những bước đi nhất quán hơn trong các hoạt động của doanh nghiệp. – Xây dựng chiến lược thương hiệu để có những định hướng đúng đắn trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp – Xây dựng chiến lược thương hiệu để tăng tính cạnh tranh, hướng đến làm chủ thị trường mục tiêu – Tạo dựng niềm tin, định vị thương hiệu, ghi dấu ấn lâu dài trong tâm trí khách hàng Với những lý do trên, xây dựng chiến lược thương hiệu là một việc làm quan trọng và cần thiết cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình. Muốn phát triển tốt, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. vượt trội so với đối thủ cạnh tranh của mình.

7 bước xây dựng quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp.

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu (hay còn gọi là thị trường mục tiêu) là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới – nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh của các thương hiệu trên thị trường

Bên cạnh nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường. Từ những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để đưa ra những phương pháp đúng đắn nhất.

Bước 3: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Để xác định được giá trị cốt lõi của thương hiệu, bạn phải trả lời được câu hỏi: Đâu là niềm tin, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn xây dựng?

Bước 4: Xây dựng định vị thương hiệu

Đây là bước quan trọng nhất trong xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp bạn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Bước 5: Xây dựng nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của bạn, khiến nó chẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng.

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cá biệt hóa thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của bạn thông qua:

  • Tên thương hiệu
  • Logo
  • Biểu tượng
  • Nhạc hiệu
  • Khẩu hiệu
  • Thông điệp

Bước 6 : Quản trị thương hiệu

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu, quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt việc quản trị thương hiệu là việc bạn nhất định phải làm trong giai đoạn thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.

Xu hướng xây dựng nhận biết thương hiệu thời đại số

Để có thể đáp ứng nhu cầu nhận biết của khách hàng, những người xây dựng thương hiệu cần phải biết những xu hướng sau:

  • Trải nghiệm người dùng website
  • SEO & Content Marketing
  • Social Media
  • Email Marketing
  • Quảng cáo trả phí
  • Phân tích & Báo cáo

Việc xây dựng thương hiệu không dừng lại khi bạn tung ra thương hiệu của mình hoặc tạo ra một logo, khẩu hiệu. Vì vậy hãy đảm bảo thương hiệu của bạn nhất quán ở bất cứ nơi nào khách hàng tương tác với bạn.

Đó là những thông tin tổng quát nhất vềxây dựng thương hiệu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu có thắc mắc về thông tin bài viết, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được chúng tôi giải đáp nhé!

Mục nhập này đã được đăng trong News. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *