Cuộc sống của những công nhân ăn, ở trong các nhà máy tại Bắc Ninh

Sản xuất và ăn, ở luôn tại nhà máy, cuộc sống của công nhân có đôi chút đảo lộn nhưng đa phần đều rất phấn khởi khi được đi làm lại và bày tỏ sự ủng hộ với chủ trương của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Có đôi chút đảo lộn nhưng tất cả đều vui vẻ, phấn khởi

Trần Viết Thanh (27 tuổi, Lương Tài) làm công nhân tại KCN Quế Võ, cách nhà khoảng 15km. Ngày 2.6, theo như kế hoạch đã được công ty thông báo từ trước, Thanh cùng hơn 100 công nhân khác đã ở lại, lưu trú luôn tại trong nhà máy sau giờ tan ca.

Thanh cho biết, công ty đã cải tạo một xưởng làm việc cũ thành 100 chỗ ở cho các công nhân từ trước đó vài ngày. Mỗi giường ngủ của công nhân đều được ngăn với nhau bằng một tấm vách để đảm bảo sự riêng tư, đồng thời các công nhân cũng được công ty hỗ trợ thêm vật dụng như kem đánh răng, khăn mặt.

Nhân viên nhà bếp tiến hành vệ sinh khử khuẩn tại khu vực nhà ăn Công ty TNHH Fine MS Vina. Ảnh: PV.

Nhân viên nhà bếp tiến hành vệ sinh khử khuẩn tại khu vực nhà ăn của 1 doanh nghiệp trong KCN Quế Võ. Ảnh: PV.

“Ngày đầu tiên ở lại công ty, nhiều công nhân lạ giường khó ngủ nên đa phần nằm dùng điện thoại đến khuya, một số thì nói chuyện với nhau qua các vách ngăn gây ồn. Bên cạnh đó, điều hòa tổng cũng không làm mát hết được các khu vực trong xưởng nên càng khó ngủ”, Thanh kể và cho biết sau đó, các công nhân đã phản ánh với doanh nghiệp và ngay buổi sáng hôm sau, các khu vực bị nóng đã được bổ sung thêm điều hòa mới.

Còn công nhân Nguyễn Thị Thu (KCN Yên Phong) cho biết các khẩu phần ăn của công nhân đều đã được bổ sung nhiều hơn so với thời điểm trước đó. Các công nhân đi làm cũng được hỗ trợ thêm 100 nghìn đồng/ngày và 100 nghìn đồng tiền điện thoại/tháng. Tuy vậy, các nữ công nhân như Thu gặp một số bất tiện khi đi tắm, do phải chờ đợi lâu.

“Số lượng công nhân công ty tôi đi làm lại là hơn 100 người nhưng số lượng phòng tắm có hạn nên phải chờ đợi; bên cạnh đó, thời tiết nóng bức khiến tôi cảm thấy khá khó chịu. Sau khi chúng tôi phản ánh thì quản lý cho biết sẽ dựng thêm một số phòng tắm khác và có thể sẽ thực hiện kế hoạch chia các ca tắm khác nhau để tránh phải chờ đợi”, Thu nói.

Khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, cáccông nhântrên đều cho biết, các bất tiện mà họ gặp phải đều rất bình thường và không là gì so với các khó khăn, gian khổ của lực lượng y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã đáp ứng nhu cầu của công nhân rất nhanh sau khi nhận được phản ánh.

Khu vực nghỉ ngơi cho công nhân của 1 doanh nghiệp trong KCN Quế Võ. Ảnh: PV.

“Bọn tôi rất vui và hoàn toàn ủng hộ chủ trương của UBND tỉnh “vừa chống dịch, vừa sản xuất”. Trong thời điểm dịch mà vẫn được đi làm để đảm bảo kinh tế gia đình thay vì phải cách ly ở nhà và không có thu nhập, đó là may mắn với những công nhân như tôi”, Thu chia sẻ.

Doanh nghiệp và công nhân đều ủng hộ chủ trương của tỉnh

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Mầu Quang Thắng, Phó trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh cho biết, sau một ngày thực hiện kế hoạch cho công nhân vừa sản xuất, vừa lưu trú trong các KCN trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp và người lao động đều rất ủng hộ.

“Khi chúng tôi xuống kiểm tra hướng dẫn, các doanh nghiệp đều quan tâm hơn đến người lao động, ví dụ như tăng bữa ăn phụ, tăng khẩu phần ăn trong bữa ăn chính cho công nhân. Chúng tôi cũng khuyến cáo là doanh nghiệp nào có điều kiện thì tăng lương và tăng thưởng. Có doanh nghiệp hỗ trơj được 50 – 100 đồng/người/ngày tùy theo điều kiện của mỗi doanh nghiệp”, ông Thắng cho biết.

Phó BQL các KCN tỉnhBắc Ninhcho rằng một số bất tiện mà công nhân gặp phải như nóng, thiếu nhà tắm, các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã hình dung được việc đó và tinh thần là sẽ khắc phục được.

Công nhân làm việc tại KCN Đại Đồng (Bắc Ninh). Ảnh: PV.

“Chúng tôi cũng khuyến cáo các doanh nghiệp bổ sung thêm các vòi tắm cho các phòng tắm; thứ 2 là các khu vực có thể khai thác được thì mua thêm cabin vệ sinh. Tỉnh cũng giao cho công ty môi trường hàng ngày phải đến thực hiện dọn dẹp vệ sinh. Làm sao để công nhân thấy thoải mái nhất. Công nhân có sức khỏe thì mới đảm bảo an toàn và hiệu suất lao động”, ông Thắng cho biết.

Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.

Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành“Vaccine cho công nhân”nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.

Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Điện thoại: 024.39232756 – 024.39232748.
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.
  2. Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:• STK: 113000000758 – Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 0021000303088 – Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK: 12410001122556 – Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 1005755579 – tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD: 115000196228 – Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản:Hỗ trợ vaccine
  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:– Mở Ví Momo .
    – Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    – Thực hiện theo hướng dẫn.
    – Nội dung lời nhắn:Hỗ trợ vaccine.
Mục nhập này đã được đăng trong Covid19. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *