Tại sao việc bảo hộ thương hiệu cho đặc sản địa phương là yếu tố trọng yếu hiện nay?

Bảo hộ thương hiệu cho các đặc sản vùng miền hiện đang là một trong những yếu tố trọng yếu được các địa phương và cơ quan chức năng thúc đẩy nhằm nâng cao giá trị cho đặc sản của các địa bàn trên khắp cả nước.

Theo chia sẻ của ông Lưu Đức Thanh – Giám đốc Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế, cho đến nay, chưa có một văn bản pháp luật nào vềsở hữu trí tuệquy định về “thương hiệu”.

Tuy nhiên, thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong thương mại và nó có thể được hiểu rằng“Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một sản phẩm, hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi, biểu tượng (logo), “hình ảnh” và mọi sự thể hiện hình ảnh, dần qua thời gian được tạo dựng rõ ràng trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng tại đó”.

Có thể tạm chia ra mấy đối tượng được gọi làthương hiệunhư: Nhãn hiệu (ví dụ: Trung Nguyên, Vinamilk …), Chỉ dẫn địa lý (ví dụ: Phú Quốc, Buôn Ma Thuột…), Tên thương mại (ví dụ: Công ty Cà phê Trung Nguyên, Công ty cà phê Đức Lập…).

Theo ông Lưu Đức Thanh, việc bảo hộ tên gọi (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý) cho đặc sản và/hoặc các dịch vụ truyền thống cũng như tên của chủ thể (tên thương mại) sản xuất/kinh doanh đặc sản và/hoặc các dịch vụ truyền thống là hết sức cần thiết.

bao ho thuong hieu

Việc đăng ký tên gọi cho đặc sản và dịch vụ truyền thống không chỉ đơn thuần là đăng ký bảo hộ mà còn phải được bảo vệ, giữ gìn và phát triển nhằm nâng cao uy tín, ảnh hưởng của sản phẩm/dịch vụ mang tên gọi đó cũng như uy tín của chủ thể tạo ra chúng.

Nhưng, nếu ở thị trường nội địa, mỗi doanh nghiệp có một hoặc nhiều nhãn hiệu cho một sản phẩm/dịch vụ của riêng mình thì khi xuất khẩu có thể nhiều doanh nghiệp phải hợp sức lại dưới một nhãn hiệu chung (nhãn hiệu tập thể). Điều này là cần thiết, nhất là cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn mới thâm nhậpthị trường.

Ở giai đoạn mới phát triển thị trường, một doanh nghiệp nhỏ đơn độc với một nhãn hiệu của riêng mình sẽ gặp khó khăn về chi phí cũng như khả năng tiến hành thủ tục đăng ký và theo dõi hành vi xâm phạm của các đối thủ. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp với một nhãn hiệu tập thể sẽ khắc phục được các khó khăn đó, đồng thời năng cao được sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

2

Sau khi đã thiết lập được vị thế cho nhãn tập thể đó, mỗi doanh nghiệp sẽ phát triển nhãn hiệu riêng của mình cùng với và dưới cái ô nhãn hiệu tập thể nói trên. Do đó, nhãn hiệu tập thể là hình thức đặc biệt phù hợp để bảo vệ và phát triển nông, lâm, thuỷ sản và các sản phẩm làng nghề của nước ta.

Đối với hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý (trước đây, theo Bộ Luật Dân sự năm 1995, đối tượng này được gọi là tên gọi xuất xứ), nhiều nhà sản xuất/kinh doanh một loại đặc sản trong một khu vực địa lý xác định có thể cùng nhau xin phép Nhà nước đăng ký một chỉ dẫn địa lý để cùng sử dụng chung nhằm bảo vệ uy tín của đặc sản qua việc đảm bảo chất lượng đặc thù và nguồn gốc của đặc sản. Tương tự như đối với nhãn hiệu tập thể, sau khi đã thiết lập được vị thế của chỉ dẫn địa lý đó, mỗi doanh nghiệp sẽ phát triển nhãn hiệu riêng của mình cùng với và dưới cái ô chỉ dẫn địa lý.

Ngoài hai hình thức đặc biệt nêu trên, chúng ta cũng có thể sử dụng hình thức nhãn hiệu chứng nhận để bảo vệ các đặc sản. Ở hình thức này, một cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp, có chức năng chứng nhận là chủ một nhãn hiệu chứng nhận, cho phép có điều kiện các doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trong hoạt động sản xuất kinh doanh một hoặc nhiều sản phẩm/dich vụ.

Cũng giống như hai hình thức bảo hộ trên đây, mỗi doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này có thể phát triển nhãn hiệu riêng của mình cùng với và dưới cái ô nhãn hiệu chứng nhận.Do bản chất cộng đồng, nên các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận thường được xã hội nhìn nhận là các thương hiệu cộng đồng hay thương hiệu cho các đặc sản địa phương.

Theo Giám đốc Lưu Đức Thanh, việc bảo hộ thương hiệu cho đặc sản địa phương mang lại rất nhiều lợi ích lớn cho nhiều đối tượng khác nhau.

Đối với người sản xuất, việc bảo vệ hương hiệu sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường; giúp nhà sản xuất duy trì được lượng khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng tiềm năng; giúp tăng doanh số và lợi nhuận. Đồng thời, việc này cũng giúp nhà sản xuất dễ dàng đưa sản phẩm thâm nhập thị trường thuận lợi và mở rộng thị trường xuất khẩu. Trên hết, việc bảo hộ thương hiệu của các doanh nghiệp cũng sẽ giúp nhà sản xuất chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (đối với các hành vi chỉ dẫn sai lệch nguồn gốc của sản phẩm).

4b20d66d252bcc75953a

Đối với cộng đồng, việc bảo hộ thương hiệu cho các đặc sản địa phương sẽ tạo điều kiện phát triển các ngành nghề truyền thống và các dịch vụ khác, đặc biệt là du lịch vùng tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo công ăn việc làm cho người dân, hạn chế di dân, giúp phát triển đều giữa các vùng kinh tế, ổn định kinh tế vùng. Nếu như có thể làm tốt công tác bảo hộ thương hiệu cho các đặc sản địa phương, các giá trị văn hoá, truyền thống quý báu cũng sẽ được tạo điều kiện duy trì và phát triển tốt hơn.

Đối với người tiêu dùng, khi sản phẩm được chỉ dẫn bởi các dấu hiệu về khu vực địa lý rõ ràng, khách mua hàng sẽ yên tâm sử dụng hàng hóa, đồng thời giảm được các nỗi lo về việc mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và hàng không rõ xuất xứ.

Như vậy, công tác bảo hệ thương hiệu cho đặc sản của các vùng miền trên cả nước là việc làm thiết yếu đem lại lợi ích to lớn cho không chỉ người sản xuất, người tiêu dùng, mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các vùng kinh tế yếu kém tại nước ta.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *