
Không như một số loại quả khác chứa hàm lượng carbs cao, dừa cung cấp một lượng chất béo lớn cho cơ thể. Phần lớn chất béo trong dừa ở dạng triglyceride chuỗi trung bình (MCTs). Khác với các loại chất béo khác, cơ thể chuyển hóa MCT bằng cách hấp thụ chúng trực tiếp từ ruột non và sử dụng chúng để làm năng lượng.
Ngoài ra, loại quả này cũng cung cấp protein, nhiều khoáng chất và một lượng nhỏ vitamin B. Đặc biệt, hàm lượng mangan có trong dừa rất cần thiết cho sức khỏe của xương và quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và cholesterol.
Một số khoáng chất khác có trong dừa như đồng, sắt có tác dụng hình thành các tế bào hồng cầu, trong khi đó selen là chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể.
Tăng khả năng kiểm soát lượng đường trong máu
Dừa chứa hàm lượng carbs thấp, nhiều chất xơ và chất béo, có tác dụng giúp ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, một loại axit amin trong dừa có tên arginine rất quan trọng đối với hoạt động của các tế bào tuyến tụy, giúp giải phóng hoóc môn insulin, từ đó tăng khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Hàm lượng chất xơ cao trong dừa còn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và cải thiện tình trạng kháng insulin. Điều này sẽ thúc đẩy đáng kể khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể.
Có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ
Cùi dừa có chứa các hợp chất phenolic – chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào và loại bỏ các gốc tự do. Các hợp chất phenolic chính được xác định bao gồm: axit gallic, axit caffeic, axit salicylic, axit p-coumaric. Các polyphenol được tìm thấy trong nó còn có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol LDL (cholesterol xấu), giảm khả năng hình thành các mảng bám trong động mạch, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.
Theo Healthline, các chất chống oxy hóa có trong dầu dừa giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương do tình trạng căng thẳng oxy hóa hoặc do quá trình trị liệu.
Dễ dàng kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác
Dừa là loại thực phẩm có nhiều cách chế biến đa dạng và dễ dàng kết hợp với nhiều món ăn khác, từ những món ăn mặn bao gồm các món hầm, cà ri đến các loại đồ ngọt như chè hoặc bánh ngọt.
Đặc biệt, bột dừa có thể được sử dụng trong làm bánh thay cho bột mì. Do không chứa gluten, đây cũng là một sự lựa chọn hợp lý đối với những người theo chế độ ăn kiêng.
- Nhà ở xã hội D-Green Park (Dabaco Khắc Niệm)
- Muôn kiểu chế biến món ăn thành thảm hoạ của chị em
- Lính bắn tỉa xuất hiện khi Nga duyệt binh Ngày Chiến thắng
- Chẳng có hacker nào cả Camera gia đình bị lộ là do chính người dùng
- Everything You Need to Know About Climbing in Bali’s Mount Batur
- Bất lợi tranh chấpNước Anh có quyền tài phán trong vụ việc Peppa Pig – Wolfoo
- DÀNH CHO DÂN “NGÀNH”: 8 LOẠI AGENCY PHỔ BIẾN NHẤT
- Sử dụng túi zip đựng thực phẩm như thế nào?
- 6 phần mềm tạo mã QR Online được ưa chuộng nhất hiện nay
- “Nữ tướng” Vimedimex Nguyễn Thị Loan xây cơ ngơi hàng nghìn tỉ thế nào?
- Mẹ bầu dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?