Triều Tiên đã ra lệnh cho các lữ đoàn pháo binh ở phía Nam nước này, gần biên giới với Hàn Quốc, sẵn sàng khai hỏa, Xinhua dẫn Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin tối 13/10.
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên đã ban hành chỉ thị chuẩn bị tác chiến vào ngày 12/3 cho các lực lượng pháo binh hợp thành gần biên giới và các đơn vị được giao nhiệm vụ hỏa lực chuẩn bị cho chiến đấu quy mô lớn,KCNAđưa tin tối 13/10.
Hệ thống rốc-két đa nòng khai hỏa trong cuộc tập trận của Quân đội Nhân dân Triều Tiên, ngày 7/3/2024. Ảnh: KCNA.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố, chỉ thị chuẩn bị tác chiến bao gồm lệnh “nâng tám lữ đoàn pháo binh được trang bị đầy đủ lên mức sẵn sàng thời chiến để chờ lệnh khai hỏa trước 8 giờ tối Chủ nhật và hoàn thành các nhiệm vụ bảo đảm tác chiến khác nhau”,Korea Joongang Dailydẫn theoKCNA.
Pháo binh Triều Tiên tập trận, ngày 7/3/2024. Ảnh: KCNA.
Trước đó, tối 11/10, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cáo buộc Seoul đã đưa máy bay không người lái mang theo truyền đơn tuyên truyền đến thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 3/10 và vào thứ Tư và thứ Năm tuần trước, theo một tuyên bố đượcKCNAphát đi.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un kiểm tra đơn vị pháo binh trong cuộc tập trận, ngày 7/3/2024. Ảnh: KCNA.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 13/10 cảnh báo, Triều Tiên sẽ “chứng kiến sự sụp đổ của chế độ” nếu gây hại cho người dân Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát cuộc tập trận, ngày 7/3/2024. Ảnh: KCNA.© Tiền Phong
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát cuộc tập trận, ngày 7/3/2024. Ảnh: KCNA.
Bà Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, cáo buộc Hàn Quốc trực tiếp thực hiện hành động khiêu khích bằng cách triển khai máy bay không người lái thả truyền đơn tuyên truyền qua Bình Nhưỡng, vi phạm chủ quyền của Triều Tiên.
Sức mạnh pháo binh Triều Tiên
Triều Tiên được biết đến với lực lượng pháo binh lớn và mạnh, được coi là một trong những lực lượng pháo binh đáng gờm nhất thế giới. Khả năng pháo binh của nước này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự, đặc biệt trong bối cảnh gần với Hàn Quốc.
Triều Tiên được cho là sở hữu hơn 10.000 khẩu pháo, bao gồm lựu pháo, bệ phóng rốc-két và súng cối. Phần lớn lực lượng pháo binh này được triển khai gần Khu Phi quân sự (DMZ), đe dọa trực tiếp đến Hàn Quốc, đặc biệt là thủ đô Seoul.
Kho vũ khí của Triều Tiên bao gồm pháo thông thường cũng như các hệ thống phóng rốc-két tầm xa như KN-09 và KN-25, có khả năng tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Hàn Quốc. Các hệ thống này có thể phóng một loạt đạn lớn, làm quá tải hệ thống phòng thủ.
Các đơn vị pháo binh của Triều Tiên trong cuộc diễu binh \kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo Kim Il Sung, tại Bình Nhưỡng, ngày 15/4/2012. Ảnh: AFP.
Nhiều đơn vị pháo binh được giấu trong các boong-ke kiên cố hoặc cơ sở dưới lòng đất, khiến chúng khó bị tiêu diệt trong trường hợp xảy ra xung đột.
Pháo binh của Triều Tiên được coi là có khả năng “tấn công trước”, có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho các mục tiêu dân sự và quân sự tại Hàn Quốc, đặc biệt là khu vực thủ đô đông dân cư.
Mặc dù pháo binh Triều Tiên thường lỗi thời so với tiêu chuẩn hiện đại, nhưng số lượng khổng lồ và vị trí chiến lược khiến lực lượng này trở thành một thành phần quan trọng trong thế trận răn đe của Triều Tiên trước các mối đe dọa từ bên ngoài, giới quan sát nhận định.
Pháo binh Triều Tiên tập trận.