Áp lực vì tiệc tất niên của dân công sở

Mấy ngày gàn tết âm lịch việc các cơ quan đoàn thể cũng như các đơn vị doanh nghiệp tổ chức tiệc tất niên cho cán bộ nhân viên công ty nhắm vinh danh cũng như dịp để anh chị em công ty xích lại gần nhau thân thiết. Nhưng một bộ phận nhân sự công tu làm văn phòng ở các công sợ lại sợ đến những sự kiện như vậy lí dơ là do đâu. cùng chia sẻ  với chúng tôi qua bào viết dưới đây.

Là thành viên trẻ nhất nhóm tại nơi làm việc, Scarlett Sun được giao nhiệm vụ biểu diễn nhảy K-pop trong bữa tiệc cuối năm của công ty trước Tết Nguyên đán 2023.

Được biết đến với cái tên nianhui, bữa tiệc cuối năm là một sự kiện quan trọng với các công ty Trung Quốc. Chúng thường diễn ra dưới hình thức tiệc tối, thậm chí các công ty lớn còn thuê cả sân khấu và địa điểm biểu diễn.

Giống như những sự kiện xây dựng đội nhóm trong văn hóa doanh nghiệp nước này, các bữa tiệc cuối năm nhằm xây dựng tình đồng nghiệp thân thiết. Nhưng một số nhân viên nói họ không thích nianhui vì sự căng thẳng mà chúng gây ra.

Theo báo cáo cuối năm 2023 của nền tảng tuyển dụng trực tuyến Lagou, 54% trong số 793 người được phỏng vấn bày tỏ sự miễn cưỡng tham gia các bữa tiệc của công ty, trong khi số còn lại mong chờ những sự kiện như vậy.

Lý do chính dẫn đến sự miễn cưỡng là do không thích giao tiếp xã hội, trong khi khoảng 1/3 số người được phỏng vấn đổ lỗi cho áp lực tham gia biểu diễn.

Mặc dù Sun không muốn tham gia tiết mục nhảy, người quản lý nói cô không có lựa chọn nào khác. Mỗi bộ phận trong công ty ở Thượng Hải đang cạnh tranh để giành giải thưởng tiền mặt. “Mọi người nói với tôi rằng chúng tôi không chỉ nhảy vì mình, mà còn phải phấn đấu để giành giải thưởng cho cả phòng”.

Nhiều người trẻ Trung Quốc thấy áp lực khi phải tham gia các bữa tiệc tất niên của công ty. Ảnh: CNA

Nhiều người trẻ Trung Quốc thấy áp lực khi phải tham gia các bữa tiệc tất niên của công ty. Ảnh: CNA

Khi các công ty bước vào mùa tiệc cuối năm, nhiều nhân viên đang dành lời khen ngợi cho bộ phim hài Johnny Keep Walking! được khởi chiếu hôm 29/12. Họ nói rằng bộ phim đã nắm bắt được văn hóa và phong cách riêng của nơi làm việc ở Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến các bữa tiệc cuối năm.

Bộ phim, tên tiếng Trung có nghĩa là Những bữa tiệc cuối năm không bao giờ kết thúc, đã leo lên dẫn đầu phòng vé cuối tuần qua, thu về 642 triệu nhân dân tệ (89 triệu USD) tính đến ngày 12/1. Bộ phim đã thống trị các cuộc thảo luận trên mạng xã hội kể từ khi được chiếu, đạt 8,2/10 điểm trên trang web đánh giá Douban.

Trong phim, nhân vật chính Johnny, do nam diễn viên kiêm đạo diễn Da Peng thủ vai, vật lộn với cuộc sống công sở và biệt ngữ công ty khi anh được thăng chức, chuyển từ nhà máy ở nông thôn lên trụ sở trong thành phố. Các đoạn video Johnny vạch trần những vấn đề của công ty anh trong bữa tiệc cuối năm đã được lan truyền rộng rãi. “Mọi người đều có thể tìm thấy chính mình trong phim. Tôi nghĩ tôi có thể là người phụ nữ trẻ ở cuối phim không thể tham dự bữa tiệc thường niên vì phải làm thêm giờ”, một bình luận trên Douban viết.

Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của các bữa tiệc công ty cuối năm. Theo Su Yong, giáo sư tại Trường Quản lý thuộc Đại học Fudan, truyền thống này được các doanh nghiệp nước ngoài du nhập vào Trung Quốc, họ sử dụng nó để cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý.

Những người khác cho rằng truyền thống này có thể bắt nguồn từ “Weiya”, lễ hội truyền thống của Trung Quốc được tổ chức vào ngày 16/12 âm lịch, khi mọi người đốt tiền và hương cho Tudigong (thần đất).

Truyền thống này dần dần phát triển thành dịp để các chủ doanh nghiệp bày tỏ lòng biết ơn đối với nhân viên và cầu mong làm ăn phát đạt hơn trong năm mới.

Khi nền kinh tế Trung Quốc bước vào thời kỳ “cải cách và mở cửa”, bữa tiệc cuối năm đã trở thành thông lệ của các công ty để ăn mừng thành công, nâng cao tinh thần nhân viên và làm đẹp hình ảnh của họ trước công chúng. Những bữa tiệc này ngày càng trở nên xa hoa, các công ty lớn thường mời người nổi tiếng biểu diễn hoặc sắp xếp các kỳ nghỉ ở nước ngoài cho nhân viên.

Ngoài biểu diễn, các công ty Trung Quốc còn tận dụng những bữa tiệc cuối năm để trao giải thưởng và tổ chức rút thăm may mắn. Nhưng theo Liu Rui, một chuyên gia nhân sự đến từ thành phố Quảng Châu, các điệu nhảy khêu gợi – thường được lấy từ mạng xã hội – đang ngày càng trở nên phổ biến. “Việc đưa một số bài hát thời thượng hoặc những phân đoạn hài hước vào bữa tiệc thường niên để làm sôi động sự kiện là điều dễ hiểu, nhưng chắc chắn đó không phải là cách duy nhất hoặc tốt nhất”, Liu nói.

Theo Liu, việc nhân viên có tận hưởng bữa tiệc cuối năm hay không phụ thuộc vào cách cấp trên đối xử với họ trong cả năm.

Chen Dianhai, đến từ thành phố phía nam Thâm Quyến, thích các bữa tiệc cuối năm của công ty cô vì người quản lý không bắt buộc cô phải tham gia. Cô gái 23 tuổi, người sẵn sàng biểu diễn tại bữa tiệc cuối tháng một cùng 5 đồng nghiệp, cũng muốn giành được một số giải thưởng, bao gồm tiền mặt và bữa ăn miễn phí.

Wang Jia, trưởng nhóm tại chi nhánh Thượng Hải của một công ty công nghệ sinh học, cho rằng những bữa tiệc cuối năm nên tập trung vào việc giải trí thay vì cạnh tranh hoặc đòi hỏi khắt khe. “Nếu chúng ta đặt ra những mục tiêu đơn giản hơn và tập trung vào việc tận hưởng niềm vui mà không có bất kỳ động cơ thầm kín nào, trải nghiệm sẽ tốt hơn cho mọi người”, Jia nói.

Hướng Dương (Theo Sixth Tone)

Related Posts

Kinh Bắc News

Kinh Bắc Web Blog’s chuyên cập nhật chia sẻ thông tin kiến thức kinh nghiệm thiết kế và nhiều nội dung hấp dẫn. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thông tin thú vị nhé. Website: kinhbacweb.com | tinhocbacninh.biz.vn | tinhdautamngoc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *