Tuy là loại thực phẩm rẻ tiền nhưng khoai lang rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của việc thường xuyên ăn khoai lang.
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Tác dụng của khoai lang phụ thuộc nhiều vào giá trị dinh dưỡng của nó. Trong 100g củ khoai lang có hàm lượng đáng kể các chất dinh dưỡng, khoáng chất cùng nhiều vitamin sau:
- Canxi: 38mg
- Chất xơ: 3,3g
- Năng lượng: 90kcal
- Chất béo: 0,15g
- Folate (Vitamin B9): 6 μg
- Sắt: 0,69mg
- Magie: 27mg
- Mangan: 0,5mg
- Niancin (Vitamin B3): 1,5mg
- Phốt pho: 54mg
- Kali: 475mg
- Đạm: 2g
- Riboflavin (Vitamin B2): 0,11mg
- Natri: 36mg
- Kẽm: 0,32mg
- Tinh bột: 7,05g
- Đường: 6,5g
- Thiamine (Vitamin B1): 0,11mg
- Vitamin A: 961 μg
- Vitamin B6: 0,29mg
- Vitamin C: 19,6mg
- Vitamin E: 0,71mg
Ăn khoai lang có tác dụng gì?
Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Báo Lao động dẫn nguồn Drpingel cho biết, khoai lang là nguồn cung cấp beta-carotene tuyệt vời, trong khoai lang có chất chống oxy hóa được gọi là carotenoid, giúp gan của bạn sẽ chuyển đổi beta-carotene tiêu thụ thành các loại vitamin giúp tăng cường sức khỏe.
Lượng beta-carotene vừa đủ để tạo ra các rào cản niêm mạc ngăn vi khuẩn và chất độc trong môi trường xâm nhập vào cơ thể bạn, giúp cơ thể bạn ngăn ngừa và chống lại nhiễm trùng, giúp bạn khỏe mạnh và có hệ thống miễn dịch hoàn thiện hơn.
Ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin A
Khoai lang có tác dụng gì? Vì chứa lượng beta carotene cao nên khoai lang là một nguồn cung vitamin A tuyệt vời cho cơ thể. Sau khi ăn khoai lang, beta carotene có trong khoai sẽ được gan chuyển thành vitamin A, mỗi phân tử beta carotene tạo ra hai phân tử vitamin A.
Cơ thể chúng ta cần vitamin A để có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau và tăng khả năng chống nhiễm trùng về sau.
Lợi ích khoai lang giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường
Thông tin trên webiste Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, việc tiêu thụ khoai lang giúp giảm thiểu sự xuất hiện của tình trạng kháng insulin. Loại củ này có chỉ số đường huyết thấp, nghĩa là chúng giải phóng đường vào máu rất chậm, so với các loại thực phẩm giàu tinh bột khác. Sự giải phóng ổn định này giúp kiểm soát lượng đường trong máu của một người. Do đó, lợi ích của khoai lang là có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường.
Ngoài ra, trong loại củ này có magie và hàm lượng chất xơ cao rất quan trọng trong việc quản lý và phòng ngừa bệnh đái tháo đường.
Hỗ trợ tiêu hóa
Khoai lang cung cấp chất xơ hòa tan, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2018 đã tiết lộ rằng khoai lang tím thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
Tăng cường trí nhớ
Khoai lang chứa anthocyanin, chất chống oxy hóa mạnh. Anthocyanin được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ tăng cường trí nhớ cũng như tăng cường sự tập trung.
Không chỉ với người lớn, một nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ thực phẩm giàu anthocyanin giúp hỗ trợ tăng cường sự tập trung và chú ý ở trẻ em. Chế độ ăn giàu trái cây, rau quả trong đó có khoai lang có thể hỗ trợ giảm 13% nguy cơ suy giảm tinh thần và sa sút trí tuệ.
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống chỉ ra, khoai lang chứa những chất oxy hóa mạnh mẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa ung thư.
Trong khoai lang tím chứa nhiều anthocyanin là chất giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư bàng quang, ruột kết, dạ dày và vú. Ăn khoai lang hỗ trợ giúp giảm khả năng mắc bệnh ung thư ruột kết giai đoạn đầu.
Khoai lang cam và vỏ khoai chứa các chất được phát hiện có tác dụng hỗ trợ phòng các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng…
Duy trì quản lý cân nặng
Khoai lang chứa ít calo nên hoàn toàn có thể sử dụng khoai lang trong các bữa ăn hàng ngày mà không lo bị tăng cân.
Khoai lang chứa một lượng chất xơ có thể lên men và hòa tan nên sẽ giúp cơ thể có được cơ chế tự duy trì và điều chỉnh cân nặng tự nhiên. Các chất xơ trong đó có pectin sẽ giúp giảm lượng thức ăn hiệu quả và làm tăng hoạt động của các hormone trong cơ thể.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi “Ăn khoai lang có tác dụng gì?” rồi phải không.