1. Tạo ra 2 loại động lực chính: ngoài và trong
Động lực bên ngoài là sử dụng các yếu tố ngoại cảnh khuyến khích nhóm làm việc theo mục đích chung. Tăng lương, giảm giờ làm, tăng ngày nghỉ, trao phần thưởng hay thậm chí dọa cho nghỉ việc… là những yếu tố cơ bản giúp nhân viên có mục đích làm việc hơn.
Động lực bên trong xuất phát từ nội tâm bản thân. Đó là mong muốn vượt qua thách thức và sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao. Người có động lực này sẽ hài lòng và thích thú với những gì bản thân làm.
Mỗi người có tính cách khác nhau nên điều quan trọng của nhà lãnh đạo là phải hiểu, khám phá mỗi cá nhân và tìm ra yếu tố thích hợp nhất làm động lực khuyến khích họ thành công.
2. Lãnh đạo tốt biết loại bỏ bất mãn, tạo sự hài lòng
Nhà tâm lý học Fredrick Herzberg cho biết, bạn có thể tạo động lực cho tập thể bằng cách loại bỏ các yếu tổ bất mãn trong công việc, sau đó tạo ra sự hài lòng.
Nguyên nhân dẫn đến sự khó chịu phát sinh từ các chính sách không hợp lý của công ty, sự giám sát quá chặt chẽ, thiếu an toàn lao động hay ganh tỵ với các thành viên khác. Nếu bạn không giải quyết được những vấn đề này, họ sẽ bất mãn, gây khó khăn trong việc khuyến khích, động viên.
Một khi đã loại bỏ được các yếu tố tiêu cực, bạn cần tiếp tục tạo ra niềm vui trong công việc. Cơ hội thăng tiến rõ ràng, chịu trách nhiệm cao trong công việc, được đào tạo và phát triển liên tục… là những mẹo “lấy lòng” nhân viên tốt nhất.
3. Cá nhân hóa các phương pháp tạo động lực
Hãy nhớ, một tập thể được tạo thành từ nhiều cá nhân có hoàn cảnh, nền tảng và kinh nghiệm riêng. Do đó, mỗi người cần có những yếu tố thúc đẩy khác nhau.
Muốn có được hiệu quả tốt nhất, nhà quản lý cần bỏ chút thời gian tìm hiểu, đặt bản thân vào điều kiện từng người để tạo động lực phù hợp nhất.
4. Lãnh đạo biết đặt niềm tin vào nhân sự
Bạn có thể không nhận ra nhưng phong cách quản lý bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi mức độ tin cậy nhân viên. Vì vậy, các ông chủ phải quan sát nhân sự cẩn thận và khám phá cách thích hợp để tạo động lực khuyến khích họ, đồng thời, tin cậy cấp dưới và trao cho họ cơ hội phát triển.
5. Áp dụng ứng dụng để hỗ trợ quản lý
Có rất nhiều ứng dụng bạn có thể sử dụng để quản lý hiệu quả hơn. Vậy tại sao bạn không tận dụng? Bạn có thể sử dụng các ứng dụng để thúc đẩy tinh thần nhân viên, lập kế hoạch và nhiều công việc quản lý khác nữa.
6. Tiền lương và thưởng của nhân viên phải rõ ràng
Nếu nhân viên làm tốt công việc và mang lại lợi nhuận cho bạn thì đừng quên khen thưởng hay trả đúng số lương mà họ đáng được nhân. Vì điều đó sẽ làm nâng cao tinh thần làm việc của nhân họ.
Một người lúc nào cũng hào hứng với công việc thì công việc sẽ đạt hiệu quả và mang lại doanh thu cho công ty. Vậy nên đừng “keo kiệt” với nhân viên của bạn vì khi bạn đối đãi tốt với họ thì bạn sẽ nhận lại nhiều hơn là mất.
7. Hãy làm lãnh đạo cùng cộng tác, không phải là người sếp chỉ tay
Nhân viên sẽ phải làm bất cứ điều gì bạn nói là suy nghĩ hoàn toàn toàn sai lầm. Một người quản lý giỏi sẽ không bao giờ chỉ biết ra lệnh vì họ biết tiền có thể mua được thời gian của họ chứ không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc của họ.
Vậy nên, để công việc được giải quyết bạn nên cùng tham gia hỗ trợ làm việc và cùng bàn bạc với nhân sự của mình để đưa ra hướng làm việc hiệu quả.
8. Ngừng việc soi xét quá nhiều
Quản lý là công việc bạn cần làm nhưng không vì thế mà bạn phải giám sát từng cử chỉ, hành vi của nhân viên. Trên thực tế, việc này sẽ làm giảm năng suất làm việc của người lao động bởi căng thẳng khi phải đối diện với sự soi xét của cấp trên.
Một tinh thần thoải mái và tự do sẽ giúp nhân sự của bạn đạt được hiệu quả công việc tốt hơn.
9. Đừng chia rẽ nội bộ nhân viên bằng việc khuyến khích cạnh tranh
Sự cạnh tranh giữa các nhân viên có thể thúc đẩy công việc nhưng đấy cũng lại là con dao hai lưỡi. Một cuộc cạnh tranh cũng có thể mang đến những xung đột nội bộ làm ảnh hưởng đến tình thần làm việc nhóm của các nhân viên.
Bởi vậy, thay vì khuyến khích cạnh tranh nội bộ, bạn nên tạo cơ hội để họ cọ sát và cùng nhau cạnh tranh bên ngoài.
10. Lãnh đạo không phải lúc nào cũng “biết tuốt”
Lãnh đạo không phải lúc nào cũng “biết tuốt” Rất nhiều ông chủ tức giận nhân viên bằng cách hành động như họ biết tất cả. Nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp nhân viên biết nhiều hơn bạn. Và như vậy, bạn đã đánh mất một nhân sự thông minh cho đối thủ cạnh tranh của mình chỉ sau một cơn tức giận.
11. Trao đổi thẳng thắn điều bạn mong muốn ở nhân viên
Nhiều nhà quản lý mong đợi, nhân viên có thể hiểu mọi điều họ nghĩ và làm việc theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, điều đó lại không thế xảy ra nên bạn cần phải nói cho nhân sự biết những điều bạn mong muốn và góp ý với họ về những điều chưa vừa ý. Như vậy sẽ khiến công việc được diễn ra suôn sẻ và nhân viên cũng không tốn thời gian khi cứ phải đọc đoán suy nghĩ của bạn.
12. Thường xuyên có các buổi đào tạo nhân viên
Không phải nhân nhiên nào cũng có ý thức tự giác học hỏi những kiến thức mới nhằm phục vụ cho công việc, vậy nên bạn cần chỉ bảo và dạy cho họ những kiến thức mới.
Thường xuyên mở những lớp tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm làm việc sẽ giúp bạn phát triển dược đội ngũ nhân viên. Càng dạy tốt sẽ càng khiến nhân viên của bạn có được nhiều bài học kinh nghiệm để giải quyết công việc hiệu quả hơn.
©️Tạp Chí Doanh Nhân
🏘 Trung Tâm Đào Tạo Tin Học uy Tín Tại Bắc Ninh
☎️ Điện thoại/ zalo: 0988 897 680
Liên tục tuyển sinh các khóa học:
1.#Tin_học_văn_phòng_tổng_hợp_A_Z_ở_Bắc_Ninh
2.#AutoCad_2d_3d_ở_Bắc_Ninh
3.#Tiếng_trung_công_xưởng_ở_Bắc_Ninh
4.#PhotoSop_ở_Bắc_Ninh
5.#Corel_ở_Bắc_Ninh
6.#Seo_website_ở_Bắc_Ninh
7.#Chạy_quảng_cáo_facebook_ở_Bắc_Ninh
8.#Thiết_kế_website_ở_Bắc_Ninh
Các bạn có nhu cầu học liên hệ trung tâm để được tư vấn sớm nhé.