Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì? Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa được quy định cụ thể như thế nào?
Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Thương mại 2005 về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá được quy định cụ thể như sau: – Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. – Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
Tạm nhập tái xuất hàng hóa
Việc kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa được quy định cụ thể như thế nào?
Theo quy định tạiĐiều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CPvề kinh doanh tạm nhập tái xuất cụ thể như sau: – Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:
- + Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 Chương này.
- + Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
+ Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
- – Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
- – Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định. Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
- – Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất. Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
- – Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
- – Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trường hợp cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định ra sao?
Về cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất, được quy định cụ thể tạiĐiều 12 Nghị định 69/2018/NĐ-CPnhư sau:
- – Ban hành Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại Phụ lục VI Nghị định này.
- – Danh mục hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam.
- – Trong trường hợp để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cụ thể hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và công bố công khai Danh mục kèm theo mã HS hàng hóa.
Trên đây là những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề tạm nhập tái xuất hàng hóa.
Công ty ông Trần Ngọc (Bắc Ninh) có 100% vốn nước ngoài. Công ty có hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất giấy tại Việt Nam và bán buôn, bán lẻ cho thị trường trong nước, xuất khẩu đi các nước khác.
Hiện tại, công ty ông Hướng có nhu cầu nhập khẩu thêm sản phẩm giấy thành phẩm của các tổ chức phân phối ở nước ngoài về Việt Nam. Sau đó, công ty sẽ phân phối lại giấy nhập khẩu và giấy tự sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu đi các nước khác tùy nhu cầu của khách hàng.
Xem thêm: Công ty chuyên giấy nhập khẩu – giấy Cường Thịnh
Ông Hướng hỏi, hoạt động kinh doanh nhập khẩu giấy thương phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và kinh doanh, phân phối trong nước, xuất khẩu cho các nước khác như nêu trên có được xác định là hoạt động “Tạm nhập, tái xuất hàng hóa” theo Nghị định số69/2018/NĐ-CPkhông? Hoạt động này có bị giới hạn thực hiện đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo Nghị định trên hay không?
Bộ Công Thương trả lời vấn đề này như sau:
Về hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp nước ngoài, theo Điều 3 Nghị định số09/2018/NĐ-CPngày 15/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định:
“Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối”.
Trường hợp công ty có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm giấy thành phẩm từ nước ngoài về Việt Nam sau đó phân phối cho các doanh nghiệp trong nước hoặc xuất khẩu đi các nước khác, đề nghị công ty nghiên cứu thực hiện quy định liên quan về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối tại Nghị định số 09/2018/NĐ-CP nêu trên.
Nếu có vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Công Thương) để được hướng dẫn.
1. Về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tại Điều 29 Luật Thương mại quy định: “Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”.
Căn cứ Điều 13 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương:
2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định…”.
Trường hợp công ty đối chiếu, xác định có nhu cầu kinh doanh tạm nhập, tái xuất, đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Thương mại, Điều 39, 40 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 13 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP nêu trên.
Nếu có vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) để được hướng dẫn.