Trong số những hình ảnh website, background chính là phần quan trọng giúp bạn ghi ấn tượng với người truy cập. Qua phong cách, màu sắc,… chúng có thể cho thấy phần nào tinh thần và giá trị, định hướng… tạo dựng của thương hiệu. Quan trọng nhất, chất lượng background cũng là “thước đo” để người dùng nhận định một website có chuyên nghiệp hay không. Vậy, phải làm sao để bảo toàn chất lượng hình background mà không kéo dài thời gian tải trang?
Tìm hiểu về background image – hình nền website
Background image là một trong những yếu tố quan trọng của thiết kế giao diện, không chỉ góp phần tạo nên “diện mạo website” chuyên nghiệp, ấn tượng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận và trải nghiệm khách hàng.
Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, khi lựa chọn hình nền website, bạn cần cân nhắc đến hiệu suất tải, hiệu quả thị giác, sự phù hợp với thương hiệu,… cũng như nhiều yếu tố khác.
Các style hình nền website
Tiêu chuẩn
Background kiểu tiêu chuẩn là các hình ảnh website tĩnh ( PNG, JPG và các định dạng tĩnh khác) trải dài trên toàn bộ trang web và nằm sau nội dung chính. Style này đơn giản, bạn chỉ cần lựa chọn những hình ảnh với độ phân giải cao, phù hợp với thông điệp, định hướng của thương hiệu.
Tuy nhiên, kích thước tệp lớn sẽ làm giảm tốc độ tải của website. Đồng thời, những chi tiết nhỏ được phóng đại cũng có thể gây cảm giác rối mắt và khó nhìn cho người xem.
Đồng nhất màu
Background trơn màu là sự lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn thêm một số rung động nhỏ vào trang web mà không tìm được hình ảnh phù hợp với thương hiệu. Nền màu trơn đồng nhất với brand color hoặc các chi tiết khác trên trang mang đến cảm giác gắn kết, chuyên nghiệp. Bạn cũng không mất quá nhiều thời gian để thực hiện nó.
Gradient
Gradient là hiệu ứng chuyển dần từ màu này sang màu khác. Xét về trực quan, style này hấp dẫn thị giác hơn background màu đồng nhất và cũng không làm mất của bạn quá nhiều thời gian để thiết kế. Tuy nhiên, nhược điểm chính của chúng là khả năng hiển thị không đồng nhất của các yếu tố tiền cảnh, có thể tốt với màu này nhưng kém với màu còn lại.
Nền hoa văn
Thực chất, đây là hình nền ảnh với nội dung là sự lặp lại của hoa văn hay những kết cấu cận cảnh, ví dụ như một tấm gỗ hay một mảng cỏ. Ưu điểm của style này là chúng hoạt động tốt với vai trò hình nền, bạn có thể phóng to hình ảnh website và người xem cũng khó nhận thấy những điểm “vỡ” của họa tiết nếu hình ảnh không đủ lớn.
Slideshow
Background slideshow giúp bạn chia sẻ kết hợp nhiều hình ảnh qua trang web, truyền tải được nhiều thông điệp hơn đến khách hàng mục tiêu đồng thời tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc cho khách hàng khi họ cuộn các trag background.
Nhược điểm duy nhất của style này là làm giảm tốc độ tải trang và có thể khiến người truy cập mất tập trung vào những nội dung chính.
Video
Nền video là chất liệu rất tốt để thể hiện bản sắc thương hiệu vì chúng hấp dẫn, thú vị và dễ dàng theo dõi. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc đến hiệu suất tải. Và nếu không được tối ưu một cách có chủ đích, khách hàng sẽ tập trung nhiều hơn vào website thay vì mua hàng. Bạn cũng cần khá nhiều chi phí nếu muốn sở hữu một video chất lượng.
Làm sao để sở hữu hinh nền chất lượng cao trên web
Dùng hình ảnh chất lượng cao
Sử dụng hình ảnh có chất lượng cao với độ phân giải lớn là cần thiết khi thiết kế giao diện website. Mua hình ảnh bản quyền trên những trang chuyên cung cấp ảnh có độ phân giải lớn như Shutterstock sẽ là ý tưởng tuyệt vời nếu bạn không muốn mất quá nhiều thời gian tìm ảnh miễn chất lượng cao.
Kích cỡ phù hợp
Cùng với độ phân giải hình ảnh, kích thước vật lý của hình ảnh cũng vô cùng quan trọng. Nếu sử dụng nền tảng WordPress, kích cỡ hình ảnh tốt nhất là 1024 x 768 pixel. Nhiều chuyên gia đề xuất một kích cỡ khác là 1920 x 1080 pixel.
Tiếp theo là xem xét đến tỷ lệ khung hình. Con số phổ biến hiện nay cho máy tính để bàn là 16:9. Một số themes và plugins có thể giúp bạn tự động điều chỉnh hình nền phù hợp với thiết bị di động.
Tối ưu hóa kích thước để tải lên nhanh hơn
Tối ưu hóa kích thước hình ảnh website là điều cần thiết để nâng cao hiệu suất trang web. Có hai cách để tối ưu: một là làm thủ công trước khi tải chúng lên trang web, hai là tự động tối ưu hình ảnh bằng một plugin chuyên dụng.
Kiểm tra theme có hỗ trợ ảnh nền không
Không phải themes nào cũng hỗ trợ hình nền tùy chỉnh. Do vậy, trước khi tải xuống hay mua một theme mới, bạn hãy kiểm tra kỹ danh sách các tính năng và chắc chắn có hỗ trợ thay đổi ảnh nền. Nếu không tìm thấy thông tin, hãy liên hệ với nhà cung cấp để xác nhận.
Sử dụng page builder
Các nhà phát triển trang web như Gutenberg, WPBakery, Elementor, Divi,… cung cấp những kết cấu website và modules ấn tượng và bạn chỉ việc chèn hình ảnh, văn bản vào vị trí có sẵn. Tuy nhiên, sẽ có chút khó khăn trong việc định cấu hình nền nếu page builder đó không có trình kéo – thả.
Đảm bảo nguồn ảnh hợp pháp
Bản quyền là vấn đề “muôn thuở” luôn đi kèm với hình ảnh, đặc biệt với những hình ảnh chất lượng cao. Một số cách để đảm bảo bản quyền hình ảnh website hợp pháp:
- Sử dụng ảnh tự chụp
- Mua ảnh bản quyền trên những trang Shutterstock, iStockphoto,…
- Sử dụng hình ảnh miễn phí tại Unsplash, Pexels,…
- Liên hệ với nhiếp ảnh gia – người sở hữu bức ảnh mà bạn muốn
- Chọn nền màu trơn thay vì ảnh
Hình đẹp đôi khi là chưa đủ để trở thành một Background image. Để có hình ảnh website nền phù hợp, bên cạnh xác định mục đích, đường hướng,… của thương hiệu, vấn đề bản quyền, kích thước tệp,… cũng rất quan trọng. Để tiết kiệm thời gian thiết kế, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu website ấn tượng!