Cái tên có thể trở thành đối thủ đang gờm của MicroSoft khiến họ phải mạnh tay thâu tóm ngay

Công ty nào khiến Microsoft phải chi tiền thâu tóm lớn nhất từ trước tới nay?

Thứ 3 vừa qua, Microsoft đã công bố kế hoạch chi 69 tỷ USD để mua hãng game Activision Blizzard. Con số này cao gấp đôi mức giá kỷ lục mà hãng từng bỏ ra để mua một công ty khác.Năm 2008, Giám đốc điều hành Steve Ballmer của Microsoft từng lên kế hoạch mua lại Yahoo với giá 50 tỷ đô la. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ Hoa Kỳ, vượt qua vụ JDS Uniphase bỏ 41 tỷ USD mua lại SDL vào năm 2000.

Thời điểm đó, Yahoo đã liên tục từ chối đề nghị mà Microsoft đưa ra. Chỉ mười năm sau, Yahoo bị Google qua mặt trong mảng tìm kiếm trên Internet và cuối cùng phải bán mình cho Verizon vào năm 2017 với giá chỉ 4,5 tỷ USD. Microsoft có thể đã thở phào vì kế hoạch thâu tóm Yahoo trước đó của hãng đã không thành công.

ctivision-m-a-microsoft

Tới nay, CEO mới của Microsoft là ông Satya Nadella một lần nữa muốn đưa cái tên Microsoft vào danh sách các hãng công nghệ chịu chi nhất thế giới.

Ngày 18/1, Microsoft cho biết hãng đang có kế hoạch mua lại nhà phát hành trò chơi điện tử Activision Blizzard với giá khoảng 69 tỷ USD. Đây là mức giá mua lại đắt đỏ nhất trên lịch sử thị trường công nghệ thế giới.

Trước đó, danh hiệu này thuộc về thương vụ Dell mua lại công ty lưu trữ dữ liệu EMC với giá 67 tỷ USD. Tiếp theo là thỏa thuận sáp nhập của 2 hãng cáp quang JDS-SDL, đứng thứ ba là hợp đồng IBM thâu tóm Red Hat trị giá 34 tỷ USD.

Tuy nhiên, Microsoft còn cần sự chấp thuận từ các cổ đông của Activision và quan trọng hơn là từ các cơ quan quản lý. Hai thương vụ lớn gần đây trong ngành bán dẫn là Nvidia mua lại Arm và AMD mua lại Xilinx đều đang bị treo ở khâu kiểm tra quy định của chính phủ Mỹ.

Microsoft không thiếu tiền

Đối với Microsoft, giá mua lại Activision Blizzard cao gấp đôi mức giá kỷ lục hãng từng bỏ ra để mua một công ty khác. Năm 2016, Microsoft từng chi 26 tỷ USD để thâu tóm công ty mạng xã hội doanh nghiệp LinkedIn. Lần này, Microsoft có trong tay nhiều tiền bạc và tham vọng hơn 5 năm trước.

Vào thời điểm thương vụ mua lại LinkedIn được công bố, Microsoft đang được định giá khoảng 400 tỷ USD. Vì vậy, số tiền Micrsoft phải bỏ ra xấp xỉ 6,5% vốn hóa thị trường của Microsoft. Khi cố gắng mua Yahoo, Microsoft có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 260 tỷ USD, nghĩa là hãng sẽ mất khoảng 20% cổ phần của công ty.

Hiện nay, Microsoft được định giá khoảng 2,3 nghìn tỷ USD và chỉ mất chưa đầy 3% vốn hóa thị trường để mua lại Activision Blizzard.

Điều đáng nói là Microsoft sẽ thanh toán cho các cổ đông của Activision Blizzard toàn bộ bằng tiền mặt. Con số 69 tỷ USD là rất lớn nhưng túi tiền của Microsoft hoàn toàn có thể chi trả được. Theo báo cáo tài chính vào ngày 30 tháng 9 vừa qua, Microsoft đang sở hữu 130 tỷ USD tiền mặt và các khoản tương đương, 85% trong số đó là dưới dạng đầu tư ngắn hạn.

Giá mua 69 tỷ USD của Microsoft cao hơn khoảng 8% so với vốn hóa thị trường của Activision Blizzard, hiện đang ở mức 64,11 tỷ USD cuối phiên giao dịch ngày thứ 3 vừa qua.

microsoft800x450_800x450

Các nhà phân tích tại Piper Sandler cho biết:“Đề nghị mua lại Activision Blizzard với giá 69 tỷ USD không chỉ là vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử Microsoft mà còn mang giá trị chiến lược hấp dẫn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng, nơi Microsoft đang muốn có thị phần lớn hơn. Game và quảng cáo đại diện cho hai phân khúc có thể tạo ra lợi nhuận cổ phiếu 1 nghìn tỷ đô la cho Microsoft trong dài hạn”.

Thời gian gần đây, giám đốc điều hành của Google, Apple, Facebook và Amazon đều đang đối mặt với các cáo buộc của người dùng, cựu nhân viên, các nhà lập pháp về các vấn đề liên quan đến bảo mật và thông tin cá nhân. Chỉ riêng Microsoft không bị ảnh hưởng bởi những vụ bê bối này.

Dan Ives, một nhà phân tích tại Wedbush Securities, đã viết trong một báo cáo:“Từ quan điểm pháp lý, Microsoft không phải chịu sự giám sát chặt chẽ như các gã khổng lồ công nghệ khác (Amazon, Apple, Facebook, Google). Microsoft đã nhìn thấy một cơ hội để đặt cược lớn hơn vào thị trường tiêu dùng, đặc biệt là trong thời điểm các đối thủ cạnh tranh đang bị theo dõi sát sao và không thể rảnh tay theo đuổi các thương vụ thâu tóm lớn như vậy”.

Huyền Vũ(TheoPháp luật & Bạn đọc)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *