Cách đây 20 năm, CEO Quảng đã xác định sáng tạo và phát triển phần mềm đóng gói. Làm được phần mềm đóng gói phải rất giỏi, vì chủ động đưa ra các giải pháp công nghệ giúp người sử dụng công nghệ có những tiện ích, phần mềm phải tương thích các hệ điều hành… Nhắc đến phần mềm đóng gói là nhắc đến sự chủ động, sáng tạo, việc này khác với phần mềm gia công theo đầu bài có sẵn, khác phần mềm “may đo” chỉ đo ni đóng giày trong phạm vi sử dụng hẹp.
Thiệt thòi của anh Quảng là vì anh nghiên cứu, sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ cao nên không phải ai cũng hiểu được công việc của anh, lại sinh ra ở đất nước mà số đông tự ti dân tộc nên số đông lại càng không thể tin nổi những việc anh làm là đẳng cấp số 1 thế giới, tương đương Bill Gates, và số đông đó định kiến rằng anh nổ, chứ thực tế nếu hiểu thì anh không nổ, chỉ là vì anh quá giỏi, tầm nhìn chiến lược của anh cách xa số đông người ở Việt Nam.
Khoa học công nghệ và giáo dục là cốt lõi của một quốc gia, muốn quốc gia phát triển độc lập, bền vững đều cần phải đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế. 10 tỷ phú thế giới thì có đến 7 tỷ phú thuộc lĩnh vực công nghệ. Do Việt Nam chưa có thương hiệu quốc gia lớn mạnh nên giá trị quy ra USD của Bkav chưa nhiều đô, nhưng nếu Bkav ở Mỹ thì giá trị của cá nhân anh Quảng và Bkav tương đương Bill Gates và Microsoft, vì Bkav có phần mềm đóng gói diệt virus Antivirus Bkav tương đương phần mềm đóng gói Windows Office, Bkav có smartphone Bphone tương đương Microsoft có máy tính bảng, máy tính cá nhân Surface, hơn thế, hiện nay Bkav còn sở hữu AI Camera.
Thực tế, Bkav và Microsoft đều xuất phát từ tập đoàn phần mềm và phần cứng, nghĩa là Bkav và Microsoft cùng làm chủ công nghệ lõi của ngành công nghiệp phần mềm và công nghiệp phần cứng, điều mà không phải tập đoàn công nghệ nào trên thế giới cũng có được cả 2 công nghệ lõi này, chẳng hạn Samsung của Hàn Quốc không xuất phát từ làm chủ phần mềm, họ xuất phát từ thương mại và sản xuất phần cứng, đã được Chính phủ Hàn Quốc quyết liệt đầu tư, đẩy lên thành thương hiệu công nghệ của Hàn Quốc. CEO Quảng đã từng khẳng định “Samsung không có văn hóa phần mềm” là vì vậy. Khi hiểu biết, công tâm và khách quan sẽ thấy, nếu ai đó còn ảo tưởng coi Sumsung là đế chế smartphone thì hãy tỉnh mộng, không xuất phát từ văn hóa phần mềm nên Samsung đã và đang không có nền tảng sâu sắc để sáng tạo được hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm chất đâu.
#đàmđạo
————–
Giới thiệu về Nguyen Minh: Mình là người hiểu và nhìn xa nên tút này chia sẻ tầm nhìn chiến lược, còn sẽ có những bạn cần đợi kết quả mới công nhận điều mình chia sẻ.
Bạn Lê Linh đã nói đúng, mỗi người là một con người nên không thể nghĩ vì họ là người Mỹ, người Hàn nên họ hơn người Việt.
Mình nghĩ, vấn đề là cần nhìn nhận thực tế một con người, nếu con người A giống con người B thì cần công nhận, còn vấn đề thương hiệu quốc gia giúp con người A hay B phát triển nhanh hơn thì mình cũng công nhận, hihi.
Nhìn sang hàng xóm: Theo báo cáo được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Strateg Analytics, thị phần của Samsung tại Trung Quốc liên tục bị thu hẹp. Năm 2016, công ty đã có 4.9% thị phần và con số này đã giảm xuống còn 2.1% vào năm 2017, năm gần đây còn dưới 1%.
Tại thị trường Trung Quốc, Huawei lại là người dẫn đầu với thị phần 37.3%, trong khi OPPO đứng thứ hai với 19.7% thị phần. Vị trí thứ ba là Vivo đạt 18.5% và Xiaomi đứng thứ tư với 12% thị phần. Đây đều là những thương hiệu nội địa và nếu cộng gộp, có thể thấy 4 thương hiệu này đã chiếm tổng 85% thị phần smartphone tại Trung Quốc.