Cộng đồng mạng đang xôn xao về vụ việc một du học sinh Việt Nam ở Hàn Quốc bị phạt vì một bình luận trong bài đăng của cô giáo.
Cụ thể, một bài đăng trong nhóm Hội du học sinh Việt Nam đã chia sẻ về câu chuyện chàng du học sinh Việt Nam bị cô giáo kiện vì tội quấy rối tình dục.
Vì vui đùa cùng bạn bè, cậu du học sinh đã bình luận chữ 맛있다 (ngon) trên ảnh của cô giáo người Hàn. Sau đó, cô giáo đã kiện cậu này về tội quấy rối tình dục. Cuối cùng, cậu bị phạt hình sự 500,000 won (tương đương 10 triệu đồng).
Trước sự việc này, cư dân mạng Việt Nam đã bày tỏ nhiều ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng việc chàng trai bị xử phạt là đúng. Đây là bài học cảnh tỉnh cho những người có tư tưởng quấy rối tình dục bằng lời nói.
– Tôi thấy cảnh sát xử lý như thế này là đúng. Không bị phạt ngồi tù là may rồi.
– Bạn nghĩ bình luận chữ “ngon” là vui thì đó là chuyện của bạn. Cô giáo là người nhận bình luận và cô ấy cảm thấy bị quấy rối. Mà bạn làm gì đã nghĩ cho người khác trước khi bình luận đâu.
– Dị ứng thật sự. Con người đâu phải đồ ăn. Sao các bạn cứ thích nhận xét ngon hay không ngon.
– Bạn dùng từ ngon với con gái đã là khiếm nhã. Bạn dùng từ này với cô giáo thì thật sự không chấp nhận được.
– Mức phạt này nhẹ mà bạn.
Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng hình phạt này quá nặng, có thể ảnh hưởng đến tương lai của cậu bạn. Họ cho rằng cô giáo người Hàn đang làm quá sự việc. Cô giáo nên giải quyết vấn đề này với cậu bạn du học sinh.
– Phạt 500,000 won hơi nặng thì phải? Số tiền này không hề nhỏ ở Hàn.
– Dạo này nữ quyền lên ngôi quá. Mới đụng một tí mà đã kiện.
– Thật ra cũng sẽ có những cô thích được đàn ông khen ngon. Tất nhiên không phải tất cả nhưng có đó.
Được biết, đây là một nam du học sinh mới sang Hàn. Khi ở đây, cậu cũng cố gắng chăm chỉ học hành và làm việc để phụ giúp bố mẹ. Khi dính đến những vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục, cậu bạn có thể bị ảnh hưởng đến việc học và gia hạn visa.
mới nghe nói là tuyến bài mới của VieZ, tập trung vào lời đồn thổi đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Nơi này thuật lại mọi lời đồn một cách trung lập. Mỗi tin tức chia sẻ đều thể hiện đầy đủ góc nhìn từ những ý kiến về “lời đồn”.