Chúng ta thấy các loại decal ở khắp mọi nơi, trên bìa sách, trên điện thoại, trên hộp đồ ăn,… hầu hết chúng đều bằng giấy. Tuy nhiên, giấy thông thường dễ bong và màu mực không bền. Do đó, không chỉ có giấy, decal còn được in trên các chất liệu khác có thể khắc phục nhược điểm của giấy.
1. Chất liệu giấy
Loại decal giấy thường được sử dụng để in tem, nhãn mác sản phẩm, logo dán, các hình dán trẻ em, các loại sticker,… được làm từ chất liệu giấy. Tùy theo nhu cầu có thể cán thêm màng bóng hoặc màng mờ để bảo vệ lớp mực in và chống thấm nước.
Xét về chất liệu giấy, có nhiều loại giấy với các đặc điểm khác nhau phù hợp với các nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau: giấy không tráng phủ và giấy có tráng phủ bề mặt.
Giấy không tráng phủ bề mặt
Loại giấy này có bề mặt nhám, khi chạm tay vào bề mặt giấy thấy sần sùi, không láng, không bóng, bám mực tốt, có thể viết bằng bút mực lên bề mặt giấy. Tùy thuộc vào mỗi loại giấy mà chất lượng hình ảnh in ấn trên nó khác nhau.
Tuy nhiên, so với giấy được tráng phủ thì chất lượng bản in trên giấy không tráng phủ thấp hơn, do đó nó ít được sử dụng để in decal. Giấy Kraft là loại giấy không tráng phủ duy nhất được sử dụng phổ biến để in decal.
Giấy Kraft là loại giấy được sử dụng làm bao xi măng. Nó được làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm xử lý bởi các quá trình kraft. Loại giấy này có tính đanh, thô, dẻo dai, bề mặt nhám và thường có hai màu chính là nâu và vàng.
Decal giấy Kraft thường được sử dụng dán trên các sản phẩm có tính chất thiên nhiên, những bao bì chất liệu giấy: mỹ phẩm thiên nhiên, các loại hạt quả khô, các loại bánh kẹo trong lọ thủy tinh, túi giấy, cốc giấy,…
Giấy có tráng phủ bề mặt
Đây là loại giấy được tráng phủ một lớp phụ gia (thường là cao lanh trộn với nhựa thông). Lớp tráng phủ này sẽ lấp đầy những lỗ trống trên bề mặt giấy. Nó làm cho giấy trở nên láng mịn hơn, cải thiện độ mờ đục và khả năng hấp thụ màu sắc.
Loại giấy này cho chất lượng bản in đẹp, bóng nên được sử dụng phổ biến để in decal, tem nhãn. Các loại giấy tráng phủ dùng khi in decal phổ biến nhất là giấy couche, tên gọi khác là giấy Coated Art Paper. Giấy màu trắng, bề mặt tráng phủ bằng cao lanh phẳng và bóng mịn. Giấy có độ sáng và độ chắn sáng tốt, có khả năng hấp thụ mực đồng đều, bám mực tốt.
Hầu hết các sản phẩm đều có thể in decal, tem nhãn bằng giấy couche: nhãn mỹ phẩm, nhãn bánh kẹo, nhãn đồ gia dụng, nhãn quần áo, giày dép,…
In tem nhãn giấy thường sử dụng công nghệ in offset hoặc công nghệ in flexo. Đây là những công nghệ in hiện đại có thể in số lượng lớn, tốc độ nhanh với giá thành rẻ. Trong đó in tem nhãn cuộn flexo vẫn được đánh giá cao hơn do in tem dạng cuộn, tương thích với hệ thống dán tem nhãn tự động tại các doanh nghiệp như hiện nay, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, công sức.
2. Chất liệu nhựa
Decal nhựa chính là loại decal với chất liệu bền, dẻo dai, chịu được sự va quệt mỗi khi vận chuyển. Nhãn decal nhựa hay được dùng để dán nhãn, đóng gói sản phẩm với điều kiện dùng và di chuyển chịu được nhiều va chạm. Ngoài ra, nhãn cũng được bế hình dạng, quy cách và màu sắc.
Chất liệu nhựa PP
Chất liệu nhựa PP là từ viết tắt của Polypropylene, đây là chất liệu được dùng nhiều để in tem nhãn decal (chỉ xếp sau giấy). Tem nhãn decal dạng nhựa có độ dày 0.076 mm, màu trắng và mặt sau có chất dính chắc chắn. Ngoài ra, loại tem nhãn decal in bằng chất liệu này có khả năng kháng nhiệt cao lên đến 80oC.
Chất liệu nhựa Polyester
Chất liệu nhựa Polyester còn có tên gọi là nhựa PE.Cũng tương tự như dòng nhựa PP, loại tem nhãn decal in bằng chất liệu này có độ bền cực kỳ cao, dày 0.076 mm, màu trắng và mặt sau có chất dính chắc chắn. Điểm khác biệt của chất liệu nhựa Polyester là có khả năng kháng nhiệt vô cùng vượt trội lên tới 132oC.
Chính vì vậy, loại tem nhãn decal in bằng chất liệu này sẽ có khả năng ứng dụng bên ngoài tốt cùng độ bền cực cao. Đặc biệt, tem nhãn decal in bằng chất liệu nhựa Polyester còn có thể kháng được các chất hóa học có nguồn gốc từ dầu và một số dung môi nhẹ.
Chất liệu nhựa Vinyl dễ vỡ
Đặc điểm của tem nhãn decal in bằng chất liệu này là rất dễ vỡ, kết dính cao, có màu trắng. Do vậy khi bóc lớp tem ra thì nó lập tức vỡ ra thành từng nhỏ. Bởi vậy, tem nhãn decal in bằng nhựa Vinyl thường được dùng cho các ứng dụng in mã vạch bảo mật nhờ đặc điểm khó làm hỏng hoặc tách rời của nó.
3. Chất liệu xi bạc
Giấy decal bạc hay còn gọi là giấy decal xi bạc, decal nhôm bạc…Nó không như những loại giấy decal thông thường bởi nó là một hợp chất kim loại, giấy decal bạc được xi thêm một lớp bạc trên bề mặt tạo độ bóng, có độ bền cao và thường thì giá thành cao hơn những loại giấy in mã vạch thông thường.
Decal xi bạc có tính dai, xé không rách, không thấm nước, khó bong tróc, không bay màu, chịu được thời tiết khắc nghiệt và ít bị hư hỏng trong quá trình sử dụng.
Decal bạc thường sử dụng cho các sản phẩm điện tử như nhãn pin điện thoại, pin laptop, pin máy ảnh, nhãn thông tin sản phẩm bình nước nóng, nhãn sản phẩm tivi, tủ lạnh, các loại tem nhãn cần độ bền cao, các loại tem dán ngoài trời…
Tem xi bạc trên các sản phẩm điện tử
Mỗi chất liệu có những đặc điểm khác nhau. Hiểu được đặc điểm của từng loại sẽ lựa chọn được chất liệu decal phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.
Nếu bạn đang có nhu cầu in tem nhãn, bạn có thể tham khảo ngay dịch vụ In tem nhãn decal.