Đăng ký thương hiệu độc quyền, đăng ký logo, đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu/logo công ty/thương hiệu độc quyền nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với logo thương hiệu của mình, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp logo thương hiệu.
Công ty Luật TNHH Minh Khuê là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp quyết định cho phép hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho khách hàng trong nước và khách hàng Quốc tế có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Quý khách vui lòng liên hệ 0986 386 648 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến, miễn phí, hỗ trợ 24/7. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số vấn đề pháp lý về thủ tục, hồ sơ, quy trình để đăng ký nhãn hiệu (logo, thương hiệu) theo quy định pháp lý hiện nay, cụ thể như sau:

1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Do đặc thù của thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thời gian cấp văn bằng (trả kết quả) là khá dài so với một số quy trình thủ tục xin cấp phép, thủ tục hành chính khác.

Ví dụ :

– Thời hạn để cấp thẻ Căn cước công dân tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi theo Quy định tại Điều 25 Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân của Luật Căn cước công dân năm 2014 ký ngày 20 tháng 11 năm 2014;

– Thời hạn để cấp Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả, Giấy chứng nhận Đăng ký quyền liên quan theo quy định tại Điều 52 Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả, Giấy chứng nhận Đăng ký quyền liên quan của Luật Sở hữu Trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009 là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.

Trong khi đó, thời gian để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Pháp luật Sở hữu Trí tuệ là 9 tháng, trong đó cần trải qua 3 giai đoạn thì Chủ đơn (Khách hàng) mới nhận được kết quả, cụ thể là:

1.1 Bốn giai đoạn để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Giai đoạn 1 : Giai đoạn chấp nhận hình thức. Khi Chủ đơn (Khách hàng) nộp đơn thì trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, đơn đăng ký được thẩm định hình thức, tức là thời điểm đó Chủ đơn được nhận Quyết định chấp nhận hình thức của đơn đã nộp (căn cứ theo Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009).

Giai đoạn 2 : Giai đoạn đăng công bố đơn. Khi Chủ đơn nhận được Quyết định chấp nhận hình thức của đơn, thì trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đó, đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp ( căn cứ theo Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009).

>> Xem thêm:  Luật Minh Khuê tuyển dụng vị trí nhân viên phòng Sở hữu trí tuệ

Giai đoạn 3:Giai đoạn thẩm định nội dung. Khi Đơn đăng ký của Chủ đơn (Khách hàng) được công bố trên Công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ thì khoảng thời gian để thẩm định nội dung của Đơn đăng ký là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Giai đoạn 4 : Giai đoạn cấp văn bằng. Kết thúc quá trình thẩm định, cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho chủ đơn, đại diện của Chủ đơn về việc đơn đơn được cấp văn bằng, thể hiện thông qua Thông báo cấp văn bằng kèm theo số tiền phí và lệ phí cấp văn bằng cho phạm vi đăng ký mà chủ đơn đã nộp.

Khoảng thời gian diễn ra trong vòng 01 tháng kể từ ngày cấp văn bằng.

Như vậy, theo quy định thông thường thì thời gian để được cấp văn bằng là 9 tháng theo quy định của Luật. Tuy nhiên, khoảng thời gian thực tế có thể kéo dài do các lý do : giai đoạn 1 hình thức của đơn đăng ký chưa đạt, đơn chưa được chấp nhận hình thức ngay sau nộp và cần phải bổ sung hoặc sửa chữa những nộp dung của đơn để được chấp nhận hình thức ; giai đoạn 3 trong quá trình thẩm định nội dung phát sinh các phản đối đơn, và các phản biện, phúc đáp cho đơn đó để bảo vệ quan điểm đăng ký ban đầu ; đồng thời không loại trừ lý do, số lượng đơn nhiều, tồn đọng và tính phức tạp của đơn, sự thay đổi phân công công tác, điều động luân chuyển công tác của các bộ trong Cục Sở hữu Trí tuệ dẫn đến thời gian thực tế được cấp Văn bằng ( Kết quả của thủ tục hành chính) có thể kéo dài hơn dự kiến.

Tuy nhiên, điều đặc biệt lưu ý là : Thời gian hiệu lực của văn bằng (kết quả) được tính từ ngày ưu tiên (ngày nộp đơn đầu tiên). Chính vì lẽ đó, cho nên việc thực hiện bước 1 – tra cứu nhãn hiệu, xác định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu là cực kỳ quan trọng. Việc này giúp tiết kiệm chi phí, và yên tâm hơn sau khoảng thời gian chờ đợi, Khách hàng (Chủ đơn) thường sẽ nhận được kết quả như mong đợi ngay từ thời điểm nộp đơn đăng ký hoặc ít nhất cũng tương tự sự mong đợi của Khách hàng ( Chủ đơn ) hoặc và biết trước những ưu nhược điểm mà có nhãn hiệu ban đầu, ý tưởng hoặc và dự định của mình có tính khả thi hay không.

Dưới đây là một ví dụ điển hình

Ngày nộp đơn là ngày 01.08.2013

Ngày quyết định cấp văn bằng là 18.05.2015

Hiệu lực văn bằng có hiệu lực từ ngày nộp đơn tức là Văn bằng có hiệu lực từ ngày 01.08.2013.

Sau ngày 01.08.2013 tất cả các đơn muốn được xem xét cấp văn bằng đều phải xem xét nhãn đối chứng này.

>> Xem thêm:  Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến Uy Tín, Chuyên Nghiệp

hgfggjfghjghfhfkh

Điều đó có nghĩa là trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đó mới được công bố trên Thư viện số của Cục Sở hữu Trí tuệ và được mọi người có biết đến và tra cứu nhãn hiệu muốn đăng ký.

Nguồn thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ là công khai nên bất kỳ ai cũng có thể tra cứu nhãn hiệu muốn đăng ký.

Xuất phát từ những lý do đó, Luật Minh Khuê hiểu được rằng để đăng ký nhãn hiệu độc quyền cần thực hiện qua 2 bước:

1.2. Hai bước để đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Bước 1 : Tra cứu nhãn hiệu

Để tra cứu nhãn hiệu tức là cần xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mới so với nhãn hiệu đã được nộp vào cục Sở hữu Trí tuệ trước đó và xem xem nhãn hiệu này có khả năng đăng ký được hay không và khả năng đăng ký được bao nhiêu phần trăm?

Việc tra cứu này được Luật Minh Khuê tra cứu, thẩm định kỹ trước khi đưa ra lời khuyên, hay khuyến nghị khách hàng thực hiện việc đăng ký ngay hay cần phải chỉnh sửa nhãn hiệu trước khi thực hiện việc đăng ký

Công tác 1 : Triển khai việc tra cứu, xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mà Khách hàng dự định muốn đăng ký bằng việc tra cứu, đối chiếu nhãn hiệu đó trên nguồn thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ.
Để tra cứu được bước này, Nhân viên Luật Minh Khuê cần xác định được pham vi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền mà Khách hàng muốn hướng tới. Tức là cần phân nhóm cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mà Nhãn hiệu muốn được bảo hộ độc quyền.

Tài liệu để đối chiếu thực hiện việc phân nhóm tính đến thời điểm hiện tại năm 2019 đã được cập nhật là bản Phụ lục 11. Bản Phân loại Nice 11- 2019 làm tài liệu cơ bản để xác định các nhóm sản phẩm và ngành nghề dịch vụ bảo hộ độc quyền.

>> Xem thêm:  Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam

Cũng trong ví dụ trên, nhãn hiệu : Minh Khuê

Phạm vi bảo hộ : nhóm 45

Nhóm 45 cụ thể là : Tư vấn sở hữu trí tuệ ; Quản lý quyền tác giả ; dịch vụ Li- xăng về sở hữu trí tuệ ; dịch vụ giám sát sở hữu trí tuệ ; dịch vụ nghiên cứu pháp luật ; dịch vụ tranh tụng.

Công tác 2 : Triển khai tra cứu chuyên sâu, xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mà Khách hàng dự định muốn đăng ký bằng việc tra cứu chuyên sâu, tra cứu và tham vấn ý kiến của những chuyên gia thẩm định nhãn hiệu cấp cao để đưa ra các khuyến nghị về khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Việc triển khai công tác này có độ chính xác cao hơn do kinh nghiệm và trải nghiệm của Chuyên gia thẩm định mang lại sự tư vấn chính xác cao hơn cho việc nhãn hiệu có khả năng đăng ký được hay không.

Bước 2 : Tiến hành đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (được hiểu là tờ khai của chủ đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền, logo công ty, thương hiệu ) (hồ sơ do Luật Minh Khuê soạn thảo và hoàn thành tờ khai)

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức muốn đăng ký, tức Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Chủ đơn ( gửi bản scan qua email để Luật Minh Khuê có cơ sở hoàn thành tờ khai đăng ký nhãn hiệu được chính xác về các thông tin của Chủ đơn).

+ Mẫu logo thương hiệu, logo có kích thước không nhỏ hơn 80mm x 80mm. Một mẫu nhãn hiệu/logo/thương hiệu chuẩn mực bao gồm ba bộ phần cấu thành chính: 1. Phần hình; 2. Phần chữ; 3. Slogan. Quý khách có thể tham khảo các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam về cách thiết kế logo công ty ( lưu ý bản mẫu này có thể gửi qua email hoặc có thể được Khách hàng (chủ đơn) in trực tiếp và chuyển lại cho Luật Minh Khuê để đưa vào hồ sơ nộp tại cục Sở hữu Trí tuệ)

 

 

———————————————————

 

 

 

>> Xem thêm:  Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ? Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Mẫu nhãn hiệu/logo/thương hiệu chuẩn – Ảnh minh họa

2. Các công việc Công ty luật Minh Khuê thực hiện

2.1. Tư vấn trước khi đăng ký

– Tư vấn phân nhóm lĩnh vực bảo hộ độc quyền logo thương hiệu theo Bảng phân loại Nice 11 -2019 của Quốc Tế.

– Tư vấn cho doanh nghiệp điều chỉnh logo thương hiệu khi xảy ra tình trạng tương tự với những logo thương hiệu đã đăng ký bảo hộ.

– Thiết kế logo mới cho doanh nghiệp dựa trên các kết quả tra cứu sơ bộ nhằm trách sự trùng lặp khi đăng ký bảo hộ.

– Tư vấn mô tả logo đăng ký một cách chính xác nhất nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo.

– Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, nhãn mác bao bì, kiểu dáng sản phẩm,….

2.2. Thiết lập hồ sơ đăng ký

– Lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu/logo công ty/thương hiệu độc quyền.

– In mẫu nhãn hiệu hàng hóa.

2.3. Tiến hành Đăng ký xác lập quyền

– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ logo thương hiệu tại Cục SHTT Việt Nam trong thời gian 01 ngày (kể từ ngày ký hồ sơ).

>> Xem thêm:  Dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Chuyển giao hồ sơ tờ khai có dấu nhận đơn của Cục SHTT Việt Nam cho doanh nghiệp trong thời gian 01 ngày.

2.4. Quá trình theo dõi hồ sơ đăng ký

– Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệm hình thức, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng.

– Soạn công văn trả lời, phúc đáp công văn thông báo của Cục sở hữu trí tuệ.

– 07 ngày: Xác lập quyền ưu tiên đăng ký logo thương hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.

– 01 tháng (kể từ này nộp đơn): Nhận được công văn thông báo chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.

– 06 tháng (kể từ ngày đăng công báo của Cục sở hữu trí tuệ): Thông báo cấp Giấy chứng nhận của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.

– Giấy chứng nhận có hiệu lực 10 năm kể từ ngày đăng ký và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn).

3. Chi phí dịch vụ của Luật Minh Khuê

– Chi phí dịch vụ trọn gói của Luật Minh Khuê là 3.360.000 VNĐ/ nhãn hiệu (cho 01 nhóm có 06 sản phẩm/ dịch vụ theo Bảng phân loại Nice XI về nhãn hiệu) (Phí dịch vụ trên đã bao gồm phí nhà nước, phí cấp văn bằng bảo hộ)

Liên hệ ngay bây giờ với Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, logo công ty, nhãn hiệu hàng hóa, gọi số : 0986 386 648 (Gặp Luật Sư: Tô Thị Phương Dung) để được tư vấn và cung cấp thông tin về dịch vụ Đăng ký logo thương hiệu độc quyền chuyên nghiệp nhất.

 

Hoặc gửi mẫu logo, nhãn hiệu yêu cầu đăng ký độc quyền về emai: [email protected] . Đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ phân tích, tư vấn cụ thể và gửi báo giá chi tiết theo yêu cầu của Bạn!

4. Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa của Công ty luật Minh Khuê?

Chúng tôi có đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm bậc nhất trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.

 

Chúng tôi phân công công tác của các cấp nhân viên để thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu trước khi đưa ra lời khuyên, lời khuyến nghị nên chưa nên và cần thay đổi điều nào ở mẫu nhãn hiệu ban đầu thì nhãn hiệu có khả năng đăng ký được.

Ngay trong quy trình xử lý đã trải qua 2 công tác xử lý tra cứu nhãn hiệu : tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu.

Trong đó khả năng tra cứu sơ bộ được phân tích và sử dụng nguồn chính tắc từ Thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ và có khả năng chính xác của kết quả đưa ra là 60%.

Việc xác định này cần đòi hỏi khả năng nhanh nhạy của người làm, tra cứu, và tính tỷ mỉ xem xét các ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh là hai ngôn ngữ cơ bản nhất khi triển khai tra cứu sơ bộ

Đồng thời, Người làm công tác tra cứu là người có trình độ hiểu biết và định hướng nghề Luật sư cho nên các yếu tố, chi tiết để đánh giá thế nào, vì sao? để khẳng định là nhãn hiệu bị tương tự hay tương tự hay nhầm lẫn hay trùng lặp như thế nào được Luật Minh Khuê xem xét kỹ trước khi đưa ra khuyến nghị dựa trên Điều 74 Xác định khả năng phân biệt của Nhãn hiệu của Luật sỡ hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và bám sát thông tư hướng dẫn dựa trên các yếu tố: cấu trúc, nội dung, cách phát âm, ý nghĩa ( đối với dấu hiệu chữ) và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với dấu hiệu cả phần chữ và phần hình)

(Điều đó phần nào được khẳng định thông qua sự tham gia các chương trình truyền hình trọng điểm về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam của Đài truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV6, VTV2) và các đài thuộc các tỉnh).

>> Tham khảo thêm: Một số video tư vấn pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty luật Minh Khuê trên truyền hình VTV1, VTV3, VTV5 và các kênh truyền hình trung ương, địa phương

Bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Công ty luật Minh Khuê cam kết cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnvới chất lượng cao nhất để mang lại sự hài lòng của Quý khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

>> Xem thêm:  Đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid, đăng ký nhãn hiệu quốc tế

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật, gọi: 0986 386 648

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]

Mọi thông tin chi tiết Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Trân trọng ./.

Luật sư: Lê Minh Trường – Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

—–***—–

10 Câu hỏi thườnggặp khi đăng ký thương hiệu, logo, nhãn hiệu

1. Ai có quyền đăng ký thương hiệu ?
Trả lời: Mọi cá nhân, công ty, tổ chức…ở Việt Nam và nước ngoài đều có quyền đăng ký thương hiệu độc quyền tại thị trường Việt Nam miễn sao ý tưởng đó không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với những thương hiệu đã được cấp văn bằng độc quyền, đơn đã đăng ký (hưởng quyền ưu tiên), hoặc thương hiệu đã được công bố và sử dụng rộng rãi, có nhiều người biết đến trước đó.

>> Xem thêm:  Đăng ký nhãn hiệu thông qua thỏa ước Madrid

2. Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu ?
Trả lời: Quý khác hàng (người có nhu cầu) có quyền nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam có trụ sở chính tại số 384-386 đường Nguyễn Trãi, phườn Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Hoặc tại hai Văn phòng của Cục SHTT ở TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoặc có quyền thông qua các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ được cấp phép hoạt động như Côn ty luật TNHH Minh Khuê (tổ chức đại diện SHTT số 226) để được tư vấn đại diện nộp và theo dõi toàn bộ quá trình bảo hộ độc quyền theo luật sở hữu trí tuệ.
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần những gì ?
Trả lời: Hồ sơ gồm: Mẫu nhãn hiệu (08 mẫu với kích cỡ tối đa là 8×8 cm), Mọi nội dung khác liên quan đến tờ khai đăng ký nhãn hiệu sẽ do Luật Minh Khuê hoàn thiện và xử lý.
4. Chi phí đăng ký nhãn hiệu hết bao nhiêu tiền ?
Trả lời: Việt Nam là một trong những quốc gia có mức phí nhà nước và chi phí dịch vụ đăng ký thương hiệu thấp nhất toàn cầu.
Cụ thể:
– Phí nhà nước đăng ký thương hiệu là: 1.000.000 VNĐ
– Lệ phí cấp văn bằng độc quyền nhãn hiệu là: 360.000 VNĐ
– Phí dịch vụ tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu là: 500.000 VNĐ
– Phí dịch vụ luật sư theo dõi đến khi cấp văn bằng độc quyền là: 2.000.000 VNĐ
Tổng trọn gói phí nhà nước + Phí dịch vụ là: 3.860.000 VNĐ cho một nhãn hiệu độc quyền trong 06 sản phẩm dịch vụ đăng ký độc quyền.
Lưu ý: Phạm vi bảo hộ càng rộng thì mức phí nhà nước và dịch vụ có thể tăng thêm. Luật Minh khuê sẽ gửi báo giá chi tiết theo yêu cầu khác hàng.
5. Thời gian đăng ký thương hiệu bao lâu ?
Theo hướng dẫn chi tiết của Cục Sở Hữu Trí tuệ, thì quá trình đăng ký một thương hiệu độc quyền sẽ trải qua quá trình sau:
– Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký trên công báo: 01 tháng;
– Thẩm định nội dung của đơn đăng ký: 06 tháng;
– Thông báo cấp văn bằng (hoặc dự định từ chối cấp văn bằn): 02 tháng;
Như vậy, theo thông tin chính thống của Cục SHTT thì khoảng thời gian từ khi nộp đơn đến cấp được văn bằng mất khoảng 9 thán. Tuy nhiên, trên thực tế vì số đơn đăng ký lớn, nhân sự mỏng (theo cách nói của Cục) nên thời gian thực tế có thể kéo dài tới 19 tháng là chuyện bình thường.
>> Trong cái rủi cũng có cái may là: Thời gian ưu tiên quyền tính từ thời điểm nộp đơn đăng ký nên Bạn có thể yên tâm. Văn bằng đến hẹn sẽ có thôi!
6. Có nên tra cứu thương hiệu trước khi đăng ký ?
Trả lời: Việc tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu độc quyền không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng rất nên, bởi lẽ nếu không tra cứu khả năng bị từ chối hiện nay rất cao do yếu tố trùng lặp, tâm lý mong muốn “nhái” các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, hoặc đặt gần giống với các thương hiệu đã có tại Việt Nam.
Các công ty đại diện sở hữu trí tuệ có những KÊNH và công cụ hiệu quả để tra cứu sơ bộ hiệu quả theo quảng cáo là 99,99 % (thực tế đúng khoảng 98 %, con số 2 % là do (Nói vui: Đen thôi đỏ quên đi; nói chính xác thì đây là tai nạn nghề nghiệp) các nhãn đối chứng quốc tế không có khả năng lần ra hoặc do đối thủ thấy giống mà nộp đơn khiếu nại phản đối cấp vào trong Cục SHTT).
7. Tại sao phải phân nhóm sản phẩn hàng hóa, dịch vụ ?
Trả lời: Hiểu đơn giản thì đây là lĩnh vực bạn sẽ được kinh doanh độc quyền (Chỉ có thương hiệu của bạn ở lĩnh vực đó mà không có ai khác).
Ví dụ: Trung nguyên độc quyền lĩnh vực sản xuất và chế biến cà phê thì sẽ không bao giờ có thêm anh Trung Nguyễn hoặc chung nguyên nào được phép làm lĩnh vực này cả.
Dưới góc độ pháp lý thì đây là quy chuẩn quốc tế tất cả lĩnh vực độc quyền được phân thành 45 nhóm (với những mã ngành khác nhau), trong đó có 34 nhóm hàng hóa, 11 nhóm dịch vụ.
Thực lòng, thì bạn không cần quan tâm quá sâu vấn đề này – Chỉ cần nói rõ bạn muốn kinh doanh độc quyền trong lĩnh vực gì là những công ty luật có chức năng đại diện sở hữu trí tuệ sẽ không bớt của bạn đi phạm vi đâu, mà họ sẽ phân rất chi tiết vì bạn bảo hộ phạm vi càng rộng thì phải trả phí dịch vụ càng cao. Vậy nên, Bạn cần cân nhắc rất kỹ để chi tiêu hợp lý, thông minh nhưng không nên hà tiện vì nếu bạn không đăng ký đủ rộng khi thương hiệu bạn xây dựng nổi tiếng dần theo thời gian đối thủ có thể chơi xấu họ đăng ký bao vây thì cũng … Mệt!

8. Tại sao cần phải đăn ký thương hiệu ?

Trả lời: Thương hiệu là tài sản vô hình có giá trị bậc nhất của doanh nhiệp, cá nhân. Tại sao ?
– Một thương hiệu mạnh có thể tạo dựng niềm tin rất tốt với sản phẩm qua đó việc kinh doanh sẽ vô cùng thuận lợi; Thương hiệu mạnh giống nó như ngọn hải đăng giữa biển cả vậy nó thu hút mọi khách hàng, nhà đầu tư … nó như thỏi nam châm hút tất cả về phía mình (trừ những người không có tiền, muốn sài đồ ngon – bổ – rẻ).
– Quan trọng nhất là nó có thể Bán Mua như một loại hàng hóa với cái giá ở trên trời.
Còn đương nhiên nếu không thể phát triển nó mạnh được thì cũn có cái để an ủi Bạn, trong đêm tối không bị cáo, sói (đối thủ của Bạn) đến dọa dẫm, ăn thịt.
Nói vậy, chắc bạn hiểu nó quan trọng đến thế nào rồi chứ ?

9. Thương hiệu được bảo hộ trong bao lâu ?

Trả lời: 10 năm kể từ ngày nộp đơn (Ngày ưu tiên). Bạn hoặc doanh nhiệp có quyền gia hạn hiều lần không bị giới hạn số lần gia hạn. Như vậy, một nhãn hiệu (thương hiệu)luôn tồn tại và đồng hành cùng doanh nhiệp. Bạn có thể đăng ký một hoặc nhiều thương hiệu cùng một lúc hoặc trong những khoảng thời gian khác nhau theo nhu cầu của mình.
10. Làm gì khi muốn bán hoặc mua thương hiệu ?
Trả lời: Hoàn toàn được và dễ dàng thực hiện – Chỉ cần bạn đăng ký lại với Cục Sở Hữu Trí tuệ. Hồ sơ chuyển nhượng gồm các giấy tờ sau:
+ Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ);
+ 02 bản hợp đồng chuyển nhương có chữ ký của bên bán, bên mua (hoặc đóng dấu);
+ Có thể gồm giấy ủy quyền hợp pháp nếu là người được ủy quyền ký bán, ký mua.
Thời gian hoàn tất thủ tục thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển nhượng/Chuyển giao thương hiệu là 06 tháng kể từ ngày đăng ký.