Trong đo lường, người ta thường dùng đến thuật ngữ hiệu chuẩn. Vậy hiệu chuẩn là gì? Hoàn cảnh sử dụng cụ thể của hiệu chuẩn trong hoàn cảnh nào và vai trò của nó ra sao sẽ là những thông tin nội dung được làm sáng tỏ thông qua bài viết này.Cùng chúng tôi đi tìm đáp án của những câu hỏi trên để hiểu rõ về hiệu chuẩn thông qua bài viết này các bạn nhé.
1. Hiệu chuẩn là gì?
Luật Đo lường Việt Nam đã giải nghĩa rất rõ khái niệm hiệu chuẩn. Theo đó bạn dễ dàng nắm bắt thuật ngữ này một cách chính xác nhất. Vậy hiểu chuẩn là gì?
Hiệu chuẩn là gì?
Căn cứ vào văn bản Luật Đo lường, chúng ta có cách định nghĩa hiệu chuẩn như sau:
“Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo”
Dựa vào khái niệm trên, khi hiệu chuẩn được nhìn từ phương diện kỹ thuật thì nó sẽ có bản chất là so sánh sánh giữa hai yếu tố là phương tiện thực hiện chức năng đo lường với tiêu chuẩn đo lường vốn có để từ đây đưa ra những đánh giá chính xác nhất về độ sai số, rút ra các đặc trưng đo lường và kỹ thuật của phương tiện đo.
Tìm hiểu về hiệu chuẩn
Ở một cách lý giải khác thì hiệu chuẩn được giải nghĩa như sau:
Đây là biện pháp đo lường được tiến hành theo một hành trình mà người đo sẽ truyền cho đơn vị đo thông thường độ lớn từ đơn vị đo có độ chính xác cao nhất để đảm bảo tốt độ chính xác và tính thống nhất cho toàn vộ phương tiện, thiết bị đo lường.
Hiệu chuẩn có tính chất đặc trưng là không bắt buộc. thông qua kết quả đã được hiệu chuẩn thì người ta dễ nhận định được khả năng sử dụng của thiết bị tốt hay không, có dùng được nữa không.
2. Vai trò quan trọng của việc hiệu chuẩn
Với những lý giải cho hiệu chuẩn là gì chúng ta có thể thấy được hoạt động này có vai trò vô cùng quan trọng. Vai trò đó được thể hiện như thế nào? Tiếp tục khai thác nội dung này ở những chia sẻ ngay dưới đây bạn nhé.
Người ta tiến hành hiệu quả nhằm những mục đích sau:
– Duy trì các giá trị cho hai luồng hệ thống là hệ thống chuẩn và các phương tiện đo đạc vốn đang dùng. Đồng thời hiệu chuẩn để duy trì sự liên kết của hai hệ thống với các chuẩn từ đó tạo nên sự chính xác và thống nhất cho các phép đo.
– Đảm bảo tính đúng đắn được tin cậy của phương tiện cũng như kết quả đo được.
Vai trò quan trọng của hiệu chuẩn
– Dễ dàng xác định được mức độ sai số của phương tiện đo, dựa vào sai số này để điều chỉnh lại phương tiện về mức độ chính xác hơn.
– Nhận định được phương tiện đo có đảm bảo hay không.
– Nhanh chóng phát hiện các vấn đề hư hỏng của phương tiện hoặc dự đoán được nguy cơ bị hỏng hóc để chủ động xây dựng kế hoạch sửa chữa.
– Hiệu chuẩn để việc đo lường trở nên phù hợp theo tiêu chuẩn được đặt ra theo quốc gia, ngành hoặc thậm chí đạt chuẩn quốc tế.
Lưu ý, việc hiệu chuẩn không phải tiến hành lúc nào cũng được, hiệu chuẩn thiết bị cần phải được thực hiện vào những thời gian thích hợp thì mới cho độ chính xác cao được và đảm bảo các giá trị trên được bảo toàn. Vậy việc hiệu chuẩn tốt nhất nên thực hiện vào lúc nào?
3. Việc hiệu chuẩn nên làm vào khi nào?
Thiết bị đo lường nào cũng vậy, hầu hết đều có độ chênh lệch nhất định do đó việc hiệu chuẩn cần thực hiện trong các khung thời gian nhất định và theo tiêu chí là cố định. Trước khi thực hiện, hãy xác định các yếu tố mà việc hiệu chuẩn phụ thuộc vào để biết được tần số hiệu chuẩn cần thực hiện là bao nhiêu.
Hiệu chuẩn khi nào?
Từ phía đơn vị sản xuất các thiết bị đo sẽ đưa cho người dùng thời gian hiệu chuẩn với tính chất chỉ để tham khảo. Trong thực tế sử dụng, người dùng có thể rút ngắn khoảng thời gian ấy để phù hợp hơn. Vậy là sẽ không có thời gian hiệu chuẩn cụ thể chung cho các phương tiện đo vì mỗi phương tiện sẽ được thực hiện chính xác với một khoảng thời gian cố định riêng và phải vào từng phương tiện cụ thể chúng ta mới tỏ tường được. Chỉ biết rằng, với mỗi thiết bị đo thì sẽ được phía nhà sản xuất đưa ra thời gian tham khảo cụ thể.
4. Có những rủi ro nào nếu như không hiệu chuẩn phương tiện đo?
Việc hiệu chuẩn phương tiện đo rất tốn kém với mức chi phí cao cho nên thường thì người ta sẽ bỏ lỡ công tác này để tiết kiệm chi phí. Hoặc nếu như có thực hiện hiệu chuẩn thì cũng không thường xuyên, kéo dài tần suất kiểm tra để giảm thiểu chi phí.
Tuy nhiên, hậu quả mà việc bỏ qua hành động này lại rất tai hại, nó có nguy cơ làm cho toàn bộ hệ thống sản xuất của nhà máy, phân xưởng phải ngừng hoạt động do máy móc hoạt thực hiện sai số, sai chức năng, thậm chí có những nhà máy vẫn hoạt động với hệ thống máy móc không được hiệu chuẩn theo định kỳ làm cho chất lượng của quy trình và của sản phẩm bị kém.
Lợi ích đến từ việc hiệu chuẩn
Máy móc sau một thời gian dài hoạt động có thể sẽ bị hư hỏng. Việc hiệu chỉnh có vai trò giúp phát hiện hư hỏng kịp thời. Do đó nếu không hiệu chỉnh thì chắc chắn bạn sẽ không kiểm soát được những vấn đề hỏng hóc sẽ xảy ra với máy sản xuất. Đối với các loại máy quan trọng, được đặt trong môi trường hoạt động nguy hiểm mà không được hiệu chỉnh thường xuyên sẽ dẫn đến cảm biến bị lệch, gây nguy hiểm về an toàn lao động cho người lao động, có thể xảy ra tình trạng cháy nổ. Do vậy nếu so với việc đầu tư một khoản chi phí hiệu chỉnh hơi đắt đỏ thì vẫn sẽ tốt hơn là để những rủi ro cao luôn luôn rình rập.
Nói chung các hoạt động liên quan tới hiệu chuẩn sẽ rất cần thiết vì đơn giản, bản chất hiệu chuẩn có vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh doanh, sản xuất hay trong cả những hoạt động nghiên cứu phát triển cho cả nền kinh tế cũng như toàn xã hội. Hầu hết mọi thiết bị máy móc liên quan đến đo lường thì đều cần phải hiệu chuẩn. Một trong số đó, thiết bị cân là thiết bị điển hình nhất có nhu cầu hiệu chỉnh cao.
5. Ứng dụng của hiệu chuẩn đối với thiết bị cân
Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất cần sử dụng tới công cụ cân để đong đo định lượng cho các sản phẩm được sản xuất ra như công ty giấy, điện, thép, các đơn vị hàng không. Ngoài ra, cân còn có mặt tại nhiều địa điểm như các địa điểm bán lẻ hàng hóa, bến cảng bến tàu,… Để đảm bảo doanh thu và tính toán khối lượng, số lượng sản xuất tiêu chuẩn để tạo uy tín và lòng tin đối với khác hàng thì các doanh nghiệp đặc biệt cần phải sử dụng những thiết bị có thể cân đo chính xác. Vì vậy, các thiết bị này cần phải được hiệu chuẩn theo định kỳ.
Ứng dụng của hiệu chuẩn
Nhìn chung hoạt động hiệu chuẩn đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua việc tìm hiểu chi tiết hiệu chuẩn là gì, chúng ta hãy cố gắng thực hiện việc làm này một cách nghiêm ngặt để luôn đảm bảo tốt mọi hoạt động đo lường trong sản xuất, kinh doanh nhé.