Nguyên nhân bị dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể bị dị ứng bởi các nguyên nhân sau:
Thay đổi nội tiết tố
Trong 3 tháng đầu, cơ thể của người phụ nữ có sự thay đổi rất lớn về nội tiết tố estrogen. Cộng thêm sự căng giãn của tử cung, khiến da khô, căng da khó chịu gây ngứa ngáy.
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị nổi mề đay trong 3 tháng đầu.
Sử dụng các thực phẩm chức năng
Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới việc bị dị ứng ở mẹ bầu. Việc tăng cường bổ sung canxi, thuốc bổ, sắt, tiêm vắc xin,… trong thời gian mang thai có thể gây nổi mề đay.
Tiếp xúc với dị nguyên
Côn trùng, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,… dễ gây kích ứng, nổi mề đay trên da.
Dị ứng thực phẩm
Chế độ dinh dưỡng thừa chất, đặc biệt là tiêu thụ nhiều các món ăn dễ gây dị ứng như lạc, hải sản, hạnh nhân,…
Những nguyên nhân khác: Thay đổi thời tiết, sức đề kháng yếu, cơ địa dễ dị ứng do di truyền,…
Dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Với các mẹ bầu, chỉ một thay đổi nhỏ của cơ thể cũng khiến mẹ hoang mang. Đặc biệt khi cơ thể xuất hiện những nốt mề đay. Tuy nhiên, mẹ khoan vội lo lắng thái quá. Đa phần việc nổi mề đay xuất phát từ nguyên do cơ thể mẹ thay đổi trong thai kỳ. Vì thế tình trạng dị ứng thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Dù vậy để đảm bảo an toàn, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra tổng quát.
Các phát ban màu hồng, đỏ này gây mất thẩm mỹ, khó chịu, ngứa ngáy cho mẹ bầu nhưng thường không gây nguy hiểm.
Trong vài trường hợp, nổi mề đay cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đơn cử như ứ mật trong gan (mật gan kém lưu thông). Đây là tình trạng dịch mật bị ứ đọng lại gan. Mật không di chuyển xuống đường ruột để hấp thu chất béo, vitamin dạng dầu. Bệnh lý này dẫn đến nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh. Nếu mẹ bầu bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân, ngứa liên tục không đỡ, nên đi khám để đề phòng căn bệnh này.
Bên cạnh đó, nổi mề đay ở cơ quan sinh dục cũng khá đáng ngại. Chúng có thể gây viêm nhiễm bên trong tử cung thông qua nhau thai. Từ đó tăng nguy cơ sảy thai, bé chậm phát triển, hở hàm ếch, thiếu máu bẩm sinh, sinh non,…
Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu, chị em bầu cần đến các bệnh viện uy tín để được tư vấn chính xác.
Mẹ bầu bị dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?
Mẹ bầu cần lưu ý các điểm sau
– Tránh cào gãi khi ngứa. Vì càng gãi thì vùng nổi da mề đay càng lan rộng, dễ để lại sẹo về sau. Thay vì gãi, bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm hoặc mát chườm vào vùng da bị ngứa để cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, thường xuyên giữ vệ sinh tay, các đầu móng tay sạch sẽ vì đây là nơi dễ dàng tiếp xúc với vi khuẩn. Tay sờ vào bụng cũng làm cho bụng bầu của mẹ bị ngứa.
– Mặc quần áo thoải mái, có chất liệu thấm hút tốt. Nếu không, khi quần áo cọ xát vào da, sẽ gây kích ứng khiến da mẹ bầu bị mẫn ngứa.
– Tránh dùng sữa tắm có mùi quá nồng hoặc có nhiều hóa chất mạnh. Bà bầu có thể dùng kem dưỡng da để giữ ẩm vùng bụng dành riêng cho mẹ bầu.
– Nhiều người bị ngứa hay ngâm mình dưới nước nóng lâu. Nhưng thật ra thói quen này là sai lầm, bởi vì nước nóng sẽ làm cho da mẹ bầu bị khô. Làm cho lớp dầu trên da bị trôi và da khô ráp, gây ngứa ngáy.
Mẹ bầu tránh ngâm nước quá nóng, dễ khiến da khô ráp, gây ngứa ngáy hơn.
Hạn chế tình trạng dị ứng mề đay bằng lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh
– Mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp với thai kỳ. Bạn cần uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, D như cá, gan, trứng, các loại rau củ. Các sản phẩm từ sữa, dầu ô liu cũng cần được bổ sung hợp lý. Ngoài ra, bạn cần tránh các loại thức ăn cay nóng, dễ gây dị ứng như thức ăn nhanh, ớt…
– Thai phụ dị ứng cũng nên duy trì thói quen tập thể dục điều độ mỗi ngày. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, thiền… là những lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu. Bởi lẽ chúng không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó sẽ giúp mẹ giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi bị dị ứng.
Có nên điều trị thuốc cho trường hợp dị ứng khi đang mang thai?
Khi mang thai, phụ nữ cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc. Các loại thuốc kê đơn phải có hoạt lực thấp, lành tính, không thẩm thấu vào máu. Đây là yêu cầu bắt buộc để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi. Cụ thể:
– Sử dụng một số loại thuốc kháng histamin cho phụ nữ có thai và cho con bú. Đơn cử như Chlorpheniramine, Cetirizine, Diphenhydramine, Loratadine,…
Khi phải điều trị bằng thuốc, mẹ bầu cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- – Dùng kem hoặc thuốc mỡ steroid tại chỗ
- – Các trường hợp ngứa nặng có thể dùng steroid đường uống.
Hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ
Việc điều trị mề đay bằng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thai phụ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc thoa da hoặc thuốc uống theo chỉ dẫn của người không có chuyên môn. Bạn cũng không được dùng các phương pháp thiếu cơ sở khoa học để trị bệnh. Lời khuyên tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ khám để có phác đồ chữa trị chính xác. Tất cả nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.