Giải mã ý nghĩa hào hùng của tên gọi tỉnh Ninh Bình

Nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng trong và ngoài nước nhờ những di sản văn hóa lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên mang tầm vóc thế giới. Sau các biến động của lịch sử, tên gọi Ninh Bình đã trải qua nhiều lần thay đổi.

Trang chiếu 1 / 8: Nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng trong và ngoài nước nhờ những di sản văn hóa lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên mang tầm vóc thế giới. Sau các biến động của lịch sử, tên gọi Ninh Bình đã trải qua nhiều lần thay đổi. Ảnh: Phong cảnh Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình.

Ảnh: Phong cảnh Tam Cốc – Bích Động, Ninh Bình.

Nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng trong và ngoài nước nhờ những di sản văn hóa lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên mang tầm vóc thế giới. Sau các biến động của lịch sử, tên gọi Ninh Bình đã trải qua nhiều lần thay đổi.

Trang chiếu 2 / 8: Ngược dòng thời gian, Ninh Bình là nơi có con người cư trú từ cách đây 3 vạn năm. Vào thời Văn Lang – Âu Lạc, Ninh Bình cùng với Thanh Hóa thuộc bộ Quân Ninh. Vào thời Bắc thuộc, theo từng giai đoạn mà nơi này thuộc quận Giao Chỉ, Giao Châu và châu Trường Yên. Ảnh: Cảnh quan núi đá ở Hoa Lư, Ninh Bình.Ảnh: Phong cảnh Tam Cốc – Bích Động, Ninh Bình.

Ngược dòng thời gian, Ninh Bình là nơi có con người cư trú từ cách đây 3 vạn năm. Vào thời Văn Lang – Âu Lạc, Ninh Bình cùng với Thanh Hóa thuộc bộ Quân Ninh. Vào thời Bắc thuộc, theo từng giai đoạn mà nơi này thuộc quận Giao Chỉ, Giao Châu và châu Trường Yên.

Trang chiếu 3 / 8: Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 sứ quân thống nhất đất nước lập nên triều Đinh (968-980) đóng đô ở Hoa Lư thì đất này được gọi là châu Đại Hoàng của nước Đại Cồ Việt. Đến đời Tiền Lê (981-1009) gọi là châu Trường Yên. Ảnh: Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.Ảnh: Cảnh quan núi đá ở Hoa Lư, Ninh Bình.

Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 sứ quân thống nhất đất nước lập nên triều Đinh (968-980) đóng đô ở Hoa Lư thì đất này được gọi là châu Đại Hoàng của nước Đại Cồ Việt. Đến đời Tiền Lê (981-1009) gọi là châu Trường Yên.

Trang chiếu 4 / 8: Kể từ sau khi vua Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long (1010), châu Trường Yên được đổi qua nhiều tên gọi khác nhau như châu Đại Hoàng Giang, lộ Trường Yên, trấn Thiên Quan. trấn Thanh Hoa ngoại, đạo Thanh Bình... Ảnh: Đền thờ vua Lê Đại Hành ở Cố đô Hoa Lư.Ảnh: Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

Kể từ sau khi vua Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long (1010), châu Trường Yên được đổi qua nhiều tên gọi khác nhau như châu Đại Hoàng Giang, lộ Trường Yên, trấn Thiên Quan. trấn Thanh Hoa ngoại, đạo Thanh Bình…

Trang chiếu 5 / 8: Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đạo Thanh Bình được đổi thành đạo Ninh Bình. Địa danh Ninh Bình chính thức xuất hiện từ đây. Vẫn dưới thời Minh Mạng, năm 1829, đạo Ninh Bình đổi thành trấn Ninh Bình, năm 1831 thì thành tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Chùa Bích Động, Ninh Bình.

Ảnh: Đền thờ vua Lê Đại Hành ở Cố đô Hoa Lư.

Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đạo Thanh Bình được đổi thành đạo Ninh Bình. Địa danh Ninh Bình chính thức xuất hiện từ đây. Vẫn dưới thời Minh Mạng, năm 1829, đạo Ninh Bình đổi thành trấn Ninh Bình, năm 1831 thì thành tỉnh Ninh Bình.

Trang chiếu 6 / 8: Trong tên gọi Ninh Bình, từ “Ninh” có nghĩa là an toàn, vững chãi, “Bình” có nghĩa là bình yên. Như vậy, “Ninh Bình” nghĩa là vùng đất vững chãi, bình yên, mang hàm ý sâu xa về truyền thống lịch sử hào hùng của vùng đất từng là kinh đô đầu tiên của nước Việt tự chủ. Ảnh: Thắng cảnh Tràng An, Ninh Bình.

Ảnh: Chùa Bích Động, Ninh Bình.

Trong tên gọi Ninh Bình, từ “Ninh” có nghĩa là an toàn, vững chãi, “Bình” có nghĩa là bình yên. Như vậy, “Ninh Bình” nghĩa là vùng đất vững chãi, bình yên, mang hàm ý sâu xa về truyền thống lịch sử hào hùng của vùng đất từng là kinh đô đầu tiên của nước Việt tự chủ.

Trang chiếu 7 / 8: Đơn vị hành chính tỉnh Ninh Bình được duy trì đến ngày 27/12/1975 thì hợp nhất với các tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến ngày 12/8/1991, tỉnh Ninh Bình được tái lập khi tỉnh Hà Nam Ninh tách thành ba tỉnh như ngày trước. Ảnh: Chùa Bái Đỉnh cổ, Ninh Bình.

Ảnh: Thắng cảnh Tràng An, Ninh Bình.

Đơn vị hành chính tỉnh Ninh Bình được duy trì đến ngày 27/12/1975 thì hợp nhất với các tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến ngày 12/8/1991, tỉnh Ninh Bình được tái lập khi tỉnh Hà Nam Ninh tách thành ba tỉnh như ngày trước.

Trang chiếu 8 / 8: Các điểm đến nổi bật ở Ninh Bình ngày nay là nhà thờ đá Phát Diệm, VQG Cúc Phương, Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An - Bái Đính, Tam Cốc – Bích Động, khu BTTN Vân Long... Đặc sản nổi tiếng ở địa phương này là cơm cháy và các món từ dê núi. Ảnh: Nhà thờ đá Phát Diệm, Ninh Bình. Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.

Ảnh: Chùa Bái Đỉnh cổ, Ninh Bình.

Các điểm đến nổi bật ở Ninh Bình ngày nay là nhà thờ đá Phát Diệm, VQG Cúc Phương, Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An – Bái Đính, Tam Cốc – Bích Động, khu BTTN Vân Long… Đặc sản nổi tiếng ở địa phương này là cơm cháy và các món từ dê núi. Ảnh: Nhà thờ đá Phát Diệm, Ninh Bình. Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.

Related Posts

Kinh Bắc News

Kinh Bắc Web Blog’s chuyên cập nhật chia sẻ thông tin kiến thức kinh nghiệm thiết kế và nhiều nội dung hấp dẫn. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thông tin thú vị nhé. Website: kinhbacweb.com | tinhocbacninh.biz.vn | tinhdautamngoc.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *