Việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp ảnh hưởng khá nhiều trên con đường phát triển lâu dài của một công ty. Đây là một vấn đề khá đặc biệt vì chúng ta không thể triển khai nhỏ lẻ và rời rạc mà phải có chiến lược xây dựng thương hiệu triển khai trên diện rộng, ở nhiều khía cạnh và sẽ không thấy được hiệu quả tức thời.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là việc giúp doanh nghiệp của bạn có được cái nhìn khác biệt, hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng, những người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ ấy. Đó là một là một quá trình chọn lựa, kết hợp những yếu tố vật chất và yếu tố vô hình để tạo ra sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh, và giúp nhận biết giữa hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ tương tự với doanh nghiệp của bạn.
Vậy nói một cách dễ hiểu thì xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là quá trình tạo dựng hình ảnh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trong nhận thức của người tiêu dùng, tạo ấn tượng về sự uy tín và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
2. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu để làm gì?
Việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu được tính là một bước đi đầy đúng đắn cho những doanh nghiệp muốn khởi nghiệp. Khi mà có nhiều start up đang bắt đầu vươn mình trong những công ty cùng ngành, điều gì làm họ được biết đến? Chắc chắn là việc phát triển một quy trình xây dựng thương hiệu từ các kênh truyền thông khác nhau, để khách hàng tìm tới họ, thấy được điểm khác biệt của họ với những đối thủ khác. Bởi thế, xây dựng thương hiệu nếu được phát triển lâu dài và bền vững, doanh nghiệp đó sẽ luôn tồn tại trong tâm trí người tiêu dừng một cách ngẫu nhiên khi được nhắc tới. Việc hình thành chiến lược xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là một điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp để khiến thương hiệu của họ đi vào lòng người tiêu dùng.
3. Quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
3.1: Xác định giá trị nền móng của thương hiệu
Đầu tiên, chúng ta cần xây dựng nhận biết cơ bản của thương hiệu bao gồm: logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng, giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Cùng lúc đó xây dựng cái nhìn tốt về thương hiệu như lợi ích của người sử dụng được gì từ thương hiệu của bạn?, tạo niềm tin cho người dùng và quan trọng hơn là tính chất thương hiệu của bạn là gì?
3.2: Định vị thương hiệu
Người tiêu dùng bây giờ đang phải tiếp nhận hàng tá những thông tin khác nhau trên thị trường, các thông tin này đang dần quá tải và chắc chắn họ không thể nhớ hết sau khi thu nhận chúng, Việc cần làm là xây dựng một cái nhìn đơn giản, rõ ràng và thật khác biệt để người tiêu dùng nhớ tới một cách ngẫu nhiên trong tâm trí họ. Định vị thương hiệu một cách đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông sẽ xây dựng được tài sản của một thương hiệu.
3.3: Xây dựng chiến lược thương hiệu
Sau khi đã định vị được thương hiệu doanh nghiệp cần đề ra một chiến lược dài hạn cho mình.
- Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm như thế nào?
- Mức chi tiêu cho việc mở rộng nhận biết thương hiệu trong từng năm ra sao?
- Kế hoạch cho những sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới?
- Hình thức quảng bá cho sản phẩm mới hoặc dịch vụ đó là gì?
3.4: Xây dựng chiến dịch truyền thông
Sau khi đã lên cho mình các chiến lược phát triển thương hiệu, cần hoạch đinh chi phí cho những năm đầu tiên về kế hoạch truyền thông như chi bao nhiêu tiền, thông điệp cần truyền tải cho thương hiệu, cách kênh quảng cáo nào nên áp dụng.
3.5: Đo lường và điều chỉnh kế hoạch
Dĩ nhiên sau khi đã xây dựng cho mình các kênh truyền thông để nhận biết thương hiệu doanh nghiệp, việc cần làm là thu thập lại kết quả để biết được chiến dịch thương hiệu và truyền thông có hiệu quả hay không? Trong đó phải biết được bao nhiêu % người biết được thương hiệu, yếu tố gì làm họ nhớ tới? Bao nhiêu % người dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Và % người sẽ giới thiệu cho người khác về thương hiệu của bạn.
Các bước xây dựng thương hiệu trên đây chỉ nằm ở mức độ cơ bản, là tài liệu tham khảo cho những doanh nghiệp đang tìm hướng phát triển thương hiệu của mình. Tùy vào loại hình kinh doanh, mô hình doanh nghiệp cũng như mục tiêu của doanh nghiệp sẽ tạo ra sự khác nhau. Chính vì thế, để có được một quy trình xây dựng thương hiệu hoàn hảo, chúng ta cần kết hợp nhiều yếu tố, khai thác được những điểm mạnh mà doanh nghiệp đang có và cố gắng khắc phục những điểm yếu kém.
4. Cách thức xây dựng thương hiệu
4.1: Xây dựng thương hiệu bằng tư duy chiến lược
Hướng đi này phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều hệ thống danh mục sản phẩm, việc quản lý tuân thủ nghiêm ngặt theo kế hoạch chiến lược đã đề ra từ trước, người quản lý cần có tư duy về hệ thống để duy trì được chuỗi hoạt động. Mỗi thương hiệu trong danh mục có một đội ngũ quản lý riêng, hướng đến một phân khúc khách hàng riêng, dòng đời sản phẩm riêng, hệ thống sản xuất và chuỗi cung ứng riêng, thang đo giá trị riêng cũng như hệ thống phân tích dữ liệu đánh giá riêng.
4.2: Xây dựng thương hiệu bằng hình ảnh
Cách thức này phù hợp với doanh nghiệp chuyên về sáng tạo, chịu tác động bởi các xu hướng và mốt mới nhất và được thể hiện thông qua các nhân vật hay gương mặt đại diện của thương hiệu như giám đốc nghệ thuật, nhiếp ảnh gia,… hướng đi này thiên về tiếp cận lý tính hơn, được chi phối bởi văn hoá khách hàng.
4.3: Xây dựng thương hiệu bằng trải nghiệm người dùng
Những gì mà người tiêu dùng tìm kiếm là một trải nghiệm đánh thức cảm nhận, chạm đến trái tim. Những người quản lý thương hiệu tập trung vào thiết kế và khả năng sử dụng dịch vụ, vốn là những yếu tố tâm điểm trong trải nghiệm để tác động lên chiến lược thương hiệu.
Sự khởi đầu nào cũng sẽ gian nan khi mà chính những doanh nghiệp khác cũng đang từ từ xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trong mắt người dùng. Cái khó nằm ở chỗ làm thế nào để xây dựng thương hiệu mạnh, thu hút nhiều người tiêu dùng tới với mình? Câu trả lời nằm ở cách mà bạn thực thi chiến lược thương hiệu có đúng hay không, hình ảnh thương hiệu có được xây dựng đúng cách như những gì đã đề ra? Và cách chọn kênh truyền thông quảng bá thương hiệu có thực sự hiệu quả? Hãy tự xây dựng cho mình một hình ảnh thương hiệu thực sự tốt và phát triển nó để doanh nghiệp của bạn có được vị trí vững chãi trên chính thị trường của mình.
Khách hàng thường sẽ có xu hướng chọn những thương hiệu mà họ cảm thấy tin tưởng và quen thuộc. Thực tế, những doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chạy đua về quy mô khách hàng và ngân sách Marketing so với những doanh nghiệp lớn. Xây dựng thương hiệu sẽ giúp khách hàng nhận ra bạn trong hàng trăm đối thủ đang cạnh tranh kia. Vậy các bước để thực hiện như thế nào để doanh nghiệp bạn phát triển vững mạnh, hãy cùng Kinh Bắc Web tìm hiểu ngay thôi nào!

1. Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu hay Branding(theo Wikipedia) là cả quá trình lâu dài gồm các công việc như chiến thuật, nhận thức, hệ thống chiến dịch,… hướng đến mục tiêu cuối cùng là định vị thương hiệu đậm chất riêng, giúp doanh nghiệp tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Việc tạo dựng thương hiệu luôn cần khá nhiều thời gian, tiền bạc và cần có một kế hoạch thật rõ ràng. Bạn sẽ cần đội ngũ Marketing, phân tích thị trường thông qua mạng lưới các kênh truyền thông tiếp thị (gồm Marketing truyền thống và Digital Marketing) để xây dựng một Brand vững mạnh cho doanh nghiệp.
2. Tại sao phải xây dựng thương hiệu?
Khái niệm tạo dựng một thương hiệu cho công ty hay cá nhân chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta. Vậy tại sao lại cần phải làm thương hiệu, sau đây là lý do của nó:
2.1. Giúp xây dựng sự khác biệt cho doanh nghiệp

Tạo dựng thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn trở nên đặc biệt hơn trong mắt người dùng. Điển hình nhất cho việc tạo chất riêng là khi người dùng đứng trước vô vàn các sản phẩm khác nhau, họ sẽ quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì các sản phẩm khác.
Điều này chứng tỏ cho việc yếu tố thương hiệu sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của bạn. Nó là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua sắm của khách hàng.
Chính yếu tố thương hiệu sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn trở nên khác biệt hơn các đơn vị khác.
2.2. Giúp nâng cao giá trị cho doanh nghiệp
Thương hiệu chính là giá trị cốt lõi và danh tiếng của mỗi doanh nghiệp. Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao những món đồ hiệu như Chanel, Nike, Hermes,… vẫn luôn được nhiều người săn lùng và tại sao các sản phẩm của hãng Apple luôn được tin tưởng và yêu thích?
Điểm mấu chốt ở đây chính là thương hiệu, tất nhiên sản phẩm của thương hiệu phải có chất lượng tốt. Xây dựng thương hiệu sẽ góp phần không hề nhỏ trong việc nâng cao giá trị của thương hiệu và của sản phẩm. Một doanh nghiệp thành công sẽ biết tận dụng chất riêng của mình để tăng lợi nhuận.
2.3. Giúp tạo môi trường liên kết giữa thương hiệu và khách hàng

Brand building (Xây dựng thương hiệu) không chỉ đơn thuần là tạo dựng danh danh tiếng mà nó còn giúp doanh nghiệp bạn liên kết dễ dàng hơn với khách hàng của mình. Trong số những người được kết nối với thương hiệu chắc chắn sẽ có nhiều người sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.
Chẳng hạn như một số người dùng Smartphone, không phải người nào cũng có một chiếc điện thoại Apple. Nhưng phần lớn họ đã ít nhất từng được nghe đến một thương hiệu nổi tiếng như Apple.
Trong trường hợp này, thương hiệu sẽ vô tình tạo nên một môi trường liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng. Có thể sau này, họ nghe đến thương hiệu này quá nhiều lần, họ sẽ cảm thấy tò mò và thúc đẩy lựa chọn mua IPhone để tự mình trải nghiệm.
2.4. Thương hiệu uy tín giúp tạo nên niềm tin với khách hàng
Để tạo được niềm tin của khách hàng, doanh nghiệp phải xây dựng tên tuổi của mình trong suốt một thời gian dài. Xây dựng thương hiệu chính là yếu tố quan trọng trong việc tạo uy tín với khách hàng.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng, khi 2 doanh nghiệp cùng cung cấp một dòng sản phẩm có chất lượng và giá cả như nhau, nhưng doanh nghiệp nào có danh tiếng và uy tín hơn thì chắc chắn sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Điều này chứng tỏ, yếu tố thương hiệu đã ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của doanh nghiệp.
3. 3 yếu tố quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu
Các yếu tố quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu khi tạo dựng thương hiệu là bộ nhận diện thương hiệu, thông điệp, giá trị và các kênh truyền thông.
3.1. Bộ nhận diện thương hiệu

Khi bạn đã sở hữu một thông điệp và triết lý rõ ràng, bạn hãy triển khai chúng sang một hình thái mới. Cụ thể là tạo dựng hình ảnh để nhận diện thương hiệu, trong đó Logo là phần đóng vai trò trọng tâm.
Logo giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của doanh nghiệp thông qua hình ảnh. Phần thiết kế Logo phải được thực hiện theo quy trình tối ưu gồm hình ảnh, màu sắc theo thương hiệu và Font chữ.
Sau khi đã tạo xong Logo, bạn hãy thêm Brand Guidelines để đảm bảo được tính toàn vẹn của Logo. Phần Logo của thương hiệu sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt các hoạt động sau này. Mỗi khi nhắc đến thương hiệu nào đó thì chắc chắn hình ảnh của Logo sẽ hiện ngay trong đầu của khách hàng.
Vì vậy, quy trình thiết kế và phân phối Logo đến các hoạt động, dịch vụ của doanh nghiệp cần phải đặc biệt được chú trọng.
3.2. Thông điệp và giá trị thương hiệu
Thông điệp và triết lý của mỗi doanh nghiệp khi tạo dựng cần phải đảm bảo tính mạnh mẽ, nhất quán và cụ thể. Vì như vậy, khách hàng mới có thể định vị được doanh nghiệp bạn là ai, tại sao họ phải chọn các sản phẩm của bạn.
Khi thiết lập yếu tố này, bạn phải cho tất cả mọi người thấy được đặc trưng của thương hiệu là gì, điểm khác biệt của bạn so với các đơn vị khác ra sao?
Một thông điệp ngắn mạnh mẽ (Tagline) sẽ giúp cho khách hàng cảm nhận được tình thần và nhiệt huyết của doanh nghiệp bạn. Tuy không phải là phần bắt buộc nhưng Tagline như một lực đẩy, nó giúp lan thông điệp chính của bạn tăng tốc độ lan tỏa rất nhanh chóng và giúp quá trình xây dựng thương hiệu của bạn thành công hơn.
3.3. Các kênh truyền thông

Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của hệ thống Internet, mỗi doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một hồ sơ vững chắc trên các kênh truyền thông. Trên mạng Internet, Website sẽ đóng vai trò như một trụ sở của doanh nghiệp bạn.
Từ các kênh truyền thông, sản phẩm và thông tin của doanh nghiệp sẽ có khả năng tiếp cận với hàng triệu khách hàng tiềm năng. Đây được xem là một nơi chất lượng giúp bạn giới thiệu mặt hàng, triển khai các chương trình bán hàng hiệu quả.
>>Xem thêm bài viết: 11 Thuật ngữ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần biết để thành công
4. 7 bước xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp
Tạo dựng thương hiệu cần rất nhiều thời gian và công sức, quá trình này chưa bao giờ là dễ dàng. Tùy vào quy mô, tính chất doanh nghiệp, sản phẩm,… mà cách tạo dựng sẽ không giống nhau. Sau đây, Kinh Bắc Web sẽ chỉ ra 10 bước cơ bản để giúp bạn tự gây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình.
4.1. Khảo sát, phân tích và đánh giá thị trường

Khảo sát thị trường và phân tích đối thủ là bước không thể thiếu trước khi bạn xây dựng bất cứ chiến lược gì. Khi đã hiểu rõ đối thủ của bạn đang làm gì, những điểm mạnh và điểm yếu của họ sẽ góp phần tạo chiến lược thành công cho doanh nghiệp.
Một số khía cạnh mà bạn cần phải đánh giá và khảo sát gồm:
- Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.
- Các kênh truyền thông và những chiến lượng Marketing nào mà họ đang sử dụng.
- Những đánh giá, phản hồi của khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm của đối thủ.
- Họ đã sử dụng những thông điệp và triết lý nào?
Sau khi đã tìm hiểu được những thông tin cơ bản về đối thủ, bạn hãy đưa ra phân tích, đánh giá. Sau đó, hãy rút kinh nghiệm cho quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.
4.2. Phân tích và xác định khách hàng mục tiêu
Mỗi chiến lược đều cần lấy các đối tượng khách hàng mục tiêu làm trọng tâm. Vì mục đích cuối cùng của việc tạo dựng thương hiệu là tìm kiếm khách hàng. Về lâu dài là gia tăng số lượng sản phẩm hay dịch vụ bán ra.
Nhóm đối tượng mục tiêu là nhóm có các điểm nhân khẩu học (gồm tuổi tác, giới tính, vị trí địa ký, mức thu nhập, trình độ học vấn) phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp. Những người này thường có nhu cầu và sẵn sàng chi trả một khoảng tiền nhất định để giải quyết nhu cầu của họ.
Khi chọn lọc đối tượng chính xác, bạn sẽ hoạch định được chiến lược cho thương hiệu. Nhờ đó, bạn sẽ phân tích, dự đoán được thói quen tiêu dùng của các khách hàng mục tiêu. Sau đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được những chương trình khuyến mới, giới thiệu sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
4.3. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Chìa khóa duy nhất tạo nên sự thành công của thương hiệu là giúp cho khách hàng thấy rõ sự độc đáo và khác biệt. Vì vậy bạn đừng cố Copy chiến lược của đối thủ, thay vào đó hãy học hỏi có chọn lọc để làm nổi bật chất riêng của mình. Chất riêng của thương hiệu sẽ thể hiện qua thái độ phục vụ, chất lượng sản phẩm, thông điệp và triết lý kinh doanh,…
4.4. Tuyên bố sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu
Bước tiếp theo trong việc xây dựng thương hiệu là bạn hãy tuyên bố sứ mệnh trọng tâm của thương hiệu. Nghĩa là bạn hãy diễn tả khát khao và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
Từ các câu Slogan hay Logo cho đến các hoạt động mà doanh nghiệp triển khai cần phải có tính toán thật kỹ càng. Vì tất cả chúng sẽ giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp bạn dần được định hình trong lòng khách hàng.
4.5. Xây dựng tính cách thương hiệu

Khách hàng chỉ cảm thấy tin tưởng và thân thuộc hơn vào một thương hiệu có tính cách và phẩm chất liên quan đến họ. Vì vậy, bạn hãy xây dựng một tính cách riêng cho thương hiệu của mình.
Thậm chí bạn phải truyền tải tính cách này vào các văn bản truyền thông của thương hiệu, như vậy nó mới phát huy đúng công dụng của mình.
Khi xây dựng, bạn cần cân nhắc các yếu tố như:
- Sử dụng đại từ danh xưng trong truyền thông thật phù hợp.
- Chia sẻ các video, hình ảnh hậu trường đằng sau các chiến dịch quảng cáo.
- Dùng những yếu tố cảm xúc trong các ấn phẩm quảng cáo, bạn có thể dùng những từ ngữ vui nhộn, xúc động,…
- Chia sẻ những trải nghiệm thật của khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm.
4.6. Tiến hành các chiến lược quảng bá thương hiệu
Sau quá trình phân tích và xây dựng thương hiệu, bạn cần triển khai các chiến lược quảng bá của mình. Lưu ý, bạn cần tạo cho mình những thông điệp để quảng bá cho sản phẩm của thương hiệu.
Những thông điệp mà bạn truyền tải đến khách hàng phải dễ nhớ, ngắn gọn và thể hiện rõ tính chất của sản phẩm. Thông điệp này cần có sự liên quan chặt chẽ đến tông giọng đã lựa chọn.
Thông điệp Elevator Pitch không hoàn toàn giống với Tagline hay Logo vì nó giúp khẳng định được bạn là ai, đang cung cấp mặt hàng gì,… Đây được xem là cầu nối giữa khách hàng và cảm xúc của họ.
Khi bạn muốn truyền tải thông điệp đến khách hàng, điều quan trọng là không nên nhấn quá mạnh vào sản phẩm. Thay vào đó, hãy cho khách hàng biết được vì sao sản phẩm đó lại quan trọng với họ.
4.7. Tạo sự nhất quán thương hiệu trên các kênh truyền thông

Điều quan trọng nhất khi tạo dựng thương hiệu chính là sự nhất quán, không chỉ trong các ấn phẩm mà cả trên mạng Internet cũng vậy.
Mọi thông điệp hay phát ngôn của doanh nghiệp cần phải nhất quán đặt biệt là sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đề ra. Nếu bạn để sự thiếu thống nhất xảy ra, nó sẽ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy khó hiểu được những hình ảnh mà doanh nghiệp bạn đã vẽ ra. Từ đó họ có thể thiếu đi sự tin tưởng và dần mất lòng tin vào sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Ở trên, Kinh Bắc Web đã chia sẻ 7 bước cơ bản để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp một cách cụ thể. Tùy vào quy mô, tính chất và sản phẩm của mình, bạn hãy lập một kế hoạch gây dựng thương hiệu thật phù hợp nhé!