“Người thiết kế giỏi “sống chết” cùng với vấn đề của khách hàng. Người thiết kế dở “sống chết” với vấn đề của anh ta.”
Bạn nghĩ rằng một người thiết kế giỏi là người có thể sử dụng mọi công cụ và hiểu biết nhiều xu hướng thiết kế? Chưa hẳn là như vậy.
Cùng xem qua vài định nghĩa vui của Tarun Kohli (Founder và CEO của Quovantis) về sự khác biệt thú vị này khi ông quan sát đội ngũ thiết kế của mình xây dựng trải nghiệm người dùng (UX) cho một công ty khởi nghiệp.
1. Thấu hiểu người dùng
Người thiết kế giỏi “sống chết” cùng với vấn đề của khách hàng.
Người thiết kế dở “sống chết” với vấn đề của anh ta.
[“Tôi nghĩ chúng ta nên tìm ra chỗ nào khách hàng gặp vấn đề nhiều nhất. “] [“Đúng vậy! Hãy kiểm thử tính hữu dụng của thiết kế.”]
[“Mấy người khách này bị làm sao vậy? Họ không hiểu một thiết kế tốt là gì.”] [“Tôi biết mà, khách hàng chẳng hiểu gì đâu. Mặc kệ họ đi!.”]
2. Luôn tìm kiếm câu trả lời
Người thiết kế giỏi luôn đặt ra nhiều câu hỏi để giải quyết vấn đề.
Người thiết kế dở ngại đặt câu hỏi “Vì sao/ Tại sao nó lại như vậy?”
[“Mọi việc ổn chứ? Bạn có câu hỏi nào nữa không?”] [“Chúng ta có thể tìm kiếm điểm dữ liệu trước khi thực thi thiết kế này không?”]
[“Tôi không nghĩ điều này là cần thiết.”] [“Yeah! Đây là một xu hướng thiết kế mới, cùng bắt tay vào làm thôi nào.”]
3. Tìm kiếm ý tưởng
Người thiết kế giỏi cho ra nhiều giải pháp của cùng một thiết kế.
Người thiết kế dở chọn ngay ý tưởng đầu tiên họ tìm được.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và thấy rằng có 4 giải pháp này khả dụng.
Này! Tôi đã tìm được một giải pháp tối ưu cho vấn đề này rồi.
4. Sự tập trung
Người thiết kế giỏi tập trung vào việc tạo ra thiết kế hữu dụng nhất.
Người thiết kế dở tập trung vào những công cụ mới nhất.
Bất kể xu hướng nào đang thịnh hành, người thiết kế phải giải quyết được vấn đề của khách hàng.
Tôi có nhiều công cụ thiết kế, tôi biết mọi xu hướng thời thượng. Không gì có thể ngăn cản được tôi!
5. Lắng nghe ý kiến phản hồi
Người thiết kế giỏi lắng nghe lời đánh giá hay lời phê bình từ khách hàng. Người thiết kế dở không muốn nghe những lời ấy.
Tôi sẵn lòng lắng nghe mọi phản hồi từ bạn cho thiết kế này.
Deadline cho cái này chỉ trong hai tuần. Nếu bạn muốn mọi thứ nhanh hơn, chờ tôi làm xong rồi hãy phản hồi.
6. Tôn trọng hoạch định
Người thiết kế giỏi tin rằng không làm theo hoạch định khả năng thất bại sẽ nhiều hơn.
Người thiết kế dở tin vào “trò chơi đoán mò”.
Đây là kế hoạch từng tuần một những thứ cần hoàn thành cho toàn bộ hành trình khách hàng.
Tôi vẫn đang thiết kế và nó sẽ xong khi mọi thứ đã xong.
7. Tính kỷ luật
Người thiết kế giỏi là người có kỷ luật, họ làm việc và tiến bộ mỗi ngày.
Người thiết dở chỉ làm việc “khi nào có hứng”.
Đây là điều hướng người dùng (user flows) mà tôi thiết kế ngày hôm qua
Hôm qua á, cảm hứng sáng tạo đã đến với tôi như nước lũ.
8. Có trách nhiệm
Người thiết kế giỏi tin rằng công việc của họ sẽ không hoàn thành cho đến khi thiết kế của họ được xác thực trên dữ liệu phân tích người dùng.
Người thiết kế dở tin rằng khi họ giao bản thiết kế cho đội ngũ phát triển là họ đã xong việc.
Tôi nghĩ chúng ta cần đơn giản chỗ này nhiều hơn nữa
Việc của tôi đã xong, tôi cần được đi chơi
9. Mắc sai lầm
Người thiết kế giỏi học hỏi từ việc mắc sai lầm và cải thiện nó.
Người thiết kế dở làm ngơ trước mọi lỗi lầm.
Đó là một lỗi nghiêm trọng do tôi thiết kế. Tôi sẽ không để vấn đề này xảy ra nữa.
Không có điều gì là hoàn hảo, bạn biết đấy.
10. Trung thực
Người thiết kế giỏi chân thật chia sẻ nơi họ lấy nguồn cảm hứng thiết kế.
Người thiết kế dở dành hết mọi phần về họ.
Tôi lấy cảm hứng từ Quovantis trên website Dribbbble cho quá trình hoàn thiện sản phẩm này.
NguồnUX Planet
Dịch: Bobby
Ản