Vi hiến là gì? Nghị sĩ Mỹ cáo buộc ông Biden vi hiến

Vi hiến là gì? Nghị sĩ Mỹ cáo buộc ông Biden vi hiến

Hiến Pháp được coi là một đạo luật gốc của các văn bản pháp luật khác. Do đó, các quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp. Những hành vi hoặc nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không đáp ứng được điều đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy vi hiến là gì? Vi hiến được xác định và xử lý như thế nào? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Vi hiến là gì

Vi hiến là gì

1. Khái niệm vi hiến là gì?

Giá trị của Hiến pháp

– Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”.

Theo đó, bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào cũng sẽ cần phải phù hợp với nội dung của Hiến pháp khi ban hành. Một trong những hành vi bị cấm là ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Khái niệm vi hiến

– Định nghĩa vi hiến là gì tuy chưa được quy định tại bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào nhưng chúng ta có thể hiểu vi hiến như sau:

Vi hiến là hành vi vi phạm các nguyên tắc, quy định được thể hiện trong Hiến pháp. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm này có thể là tổ chức, cá nhân hoặc cả cơ quan nhà nước, cơ quan công quyền trong thời gian Hiến pháp đang có hiệu lực.

2. Phân loại các hành vi vi hiến

Căn cứ vào hoạt động xử lý các hành vi vi hiến là gì trong thực tiễn mà có thể phân loại hành vi vi hiến thành hai loại cơ bản nhất dưới đây:

Thứ nhất, vi hiến bằng việc thực hiện hành động 

  • – Đây là hành vi vi hiến của chủ thể thực hiện bằng cách hành động không phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp. Trong thực tế, đây là hành vi diễn ra nhiều nhất với một số lượng khôn hề nhỏ. Ví dụ:
    • + Hành vi ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp.
    • + Hành vi thực hiện không đúng thẩm quyền của cá nhân, cơ quan tổ chức đã được Hiến pháp quy định.
    • + Hành vi xâm phạm đến các quyền của công dân và con người được Hiến pháp quy định và bảo vệ. Như: Quyền bầu cử, ứng cử; quyền sống; quyền tự do cư trú.

Thứ hai, vi hiến bằng việc không thực hiện hành động 

  • – Đây là hành vi vi phạm các quy định, nguyên tắc của Hiến pháp khi không thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc thẩm quyền của mình mà Hiến pháp quy định.

Ví dụ: Các cơ quan, tổ chức nắm giữ công quyền được Hiến pháp quy định về thẩm quyền quản lý hoặc giải quyết các công việc nhất định mà không thực hiện đúng thẩm quyền của mình; Hoặc công dân được Hiến pháp quy định về nghĩa vụ đối với Nhà nước những không thực hiện.

3. Xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp

  • – Hiến pháp có vai trò quan trọng như vậy, do đó Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiệu quả, giảm thiểu các hành vi vi hiến là gì.
  • – Hiện nay, nhằm đảm bảo tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp với Hiến pháp, Nhà nước đã xây dựng những cơ chế bảo vệ Hiến pháp dưới đây:
  • + Nâng cao hoạt động giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cả của nhân dân.
  • + Quy định về bước thẩm định dự thảo văn bản pháp luật trước khi được ban hành chính thức và có hiệu lực thi hành trên thực tế.
  • + Duy trì hoạt động kiểm tra tính khả thi, sự phù hợp thực tế trong quá trình văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và có hiệu lực áp dụng trong thực tế.
  • + Xem xét và xử lý một cách kịp thời, nghiêm khắc đối với những hành vi vi hiến đã diễn ra trên thực tế.

4. Vi phạm Hiến pháp và các loại hình vi phạm Hiến pháp?

  • – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị,, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
  • – Hiến pháp đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. Hiến pháp trải qua những lần sửa đổi, bổ sung đã có nhiều điểm mới cả về nội dung, kỹ thuật lập hiến, đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớ nhân dân; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước, quy định rõ ràng đúng đắn và đẩy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước.
  • – Hiến pháp là luật cơ bản, là ” luật mẹ”, luật gốc vì vậy nó là nền tàng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Ngoài ra, Hiến pháp còn là luật tổ chức là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, là luật xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.
  • – Hiến pháp là luật bảo vệ các quyền con người và công dân. Các quyền con người và công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng của Hiến pháp. Do Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước nên các quy định về quyền con người và công dân trong hiện pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân.
  • – Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao, tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với hiến pháp. Bất kỳ văn bản pháp luật nào trái với hiến pháp đều được hủy bỏ và điều này là vi hiến.
  • – Trước hết, chủ thể thi hành Hiến pháp là đặc biệt so với chủ thể thi hành các đạo luật bình thường khác. Đó là các cơ quan, tổ chức nắm quyền lực nhà nước. Cơ quan, tổ chức quyền lực nhà nước càng có nhiều quyền lực bao nhiêu, càng phải có trách nhiệm phải thi hành hiến pháp bấy nhiêu. Bên cạnh việc thi hành là khả năng vi phạm. Đó là Quốc hội, cơ quan thực hiện quyền lập pháp,  Chính phủ, cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Đó. còn là các cơ quan Đảng cầm quyền thông qua các hoạt động của lập pháp và hành pháp. Đó là các cơ quan chính quyền địa phương. Khác với đạo luật thường khác, việc thực thi Hiến pháp không những qua các quy định, mà còn cả tinh thần của Hiến pháp.

Thực tiễn cho thấy có hai loại hành vi vi phạm Hiến pháp:

  • – Thứ nhất là hành vi hành động vi hiến là hành vi của chủ thể thực hiện hành động trái với các quy định Hiến pháp, hoặc không phù hợp với Hiến pháp. Đó có thể là hành vi của cơ quan ban hành văn bản pháp luật không phù hợp hoặc trái với Hiến pháp; hành vi của một cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm thẩm quyền (lạm quyền) mà Hiến pháp trao cho; hoặc hành vi của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào nhân danh nhà nước ngăn cản hoặc hạn chế việc thực hiện quyền và tự do hợp pháp của cá nhân người dân theo quy định của Hiến pháp.
  • – Thứ hai là hành vi không hành động vi hiến là hành vi không thực hiện thẩm quyền và nghĩa vụ đã được Hiến pháp quy định. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Hiến pháp giao thẩm quyền, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời những thẩm quyền và nghĩa vụ đó thì sẽ bị coi là vi phạm Hiến pháp không hành động.

– Trong các trường hợp mà cơ quan, cá nhân có thẩm quyền chậm trễ hoặc không thực hiện thẩm quyền ban hành văn bản quy định cụ thể về các quyền và tự do hiến định của người dân thì không bị coi là vi phạm Hiến pháp ở một số nước. Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân, một khi Nhà nước ghi nhận và khẳng định quyền và tự do của người dân trong Hiến pháp đồng nghĩa với việc Nhà nước xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của mình phải bảo đảm thực hiện. Do vậy, sự thiếu hụt hay chậm trễ ban hành của các văn bản quy phạm pháp luật quy định quyền và tự do hiến định của người dân cũng phải được coi là vấn đề Hiến pháp và xem xét tính hợp hiến của hành vi không hành động của cơ quan, cá nhân được trao thẩm quyền.

– Trong khi đó, các hành vi vi hiến không phải là không có, hoạt động bảo hiến ở Việt Nam chỉ được hiểu và quy định ở nghĩa rộng, bao gồm các hoạt động giám sát của các cơ quan nhà nước cấp trên đối với các cơ nhà nước cấp dưới và cho đến tận hành vi tuân thủ Hiến pháp của các công dân.

– Hiến pháp giao cho Quốc hội được quyền giám sát tối cao đối với các hoạt động tuân thủ Hiến pháp của mọi cơ quan nhà nước. Đây cũng là một điều phi lý, vì chính Quốc hội mới là chủ thể tiềm tàng khả năng nhất cho việc vi phạm Hiến pháp. Thứ đến là các cơ quan hành pháp, mà đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ, trong danh sách các chủ thể tiềm tàng khả năng vi phạm Hiến pháp.

Khác với các đạo luật thông thường khác, chủ thể phải có trách nhiệm thực hiện Hiến pháp là các quan chức nhà nước, mà không phải mọi công dân. “Trong tất cả mọi thời đại, các nhà lãnh đạo trong một nền dân chủ hợp hiến hành động trong phạm vi mà pháp quyền quy định và chế ước quyền lực của họ”

– Có thể thấy, những người dân bình thường không có khả năng vi phạm Hiến pháp. Bởi lẽ, đối tượng điều chỉnh ở nghĩa hẹp nhất của Hiến pháp là giới hạn quyền lực nhà nước. Điều này cũng là dễ hiểu, vì bản thân sự hiện diện của một bản Hiến pháp thành văn và sự đòi hỏi việc tuân thủ bản hiến pháp này đã bao hàm sự giới hạn quyền lực nhà nước. Cũng như những đạo luật khác, sự hiện diện của nó đã đòi hỏi một sự tuân thủ. Nếu không có sự tuân thủ thì cũng chẳng cần đến việc chuẩn bị, việc thảo luận, rồi thông qua chúng. Khi Hiến pháp được thi hành nghiêm chỉnh, thì người dân chỉ được lợi mà thôi, không có điều ngược lại.

– Khác với những đạo luật bình thường khác, sự vi phạm các quy định của Hiến pháp chỉ do những chủ thể nắm quyền lực nhà nước,  có thể thấy quyền lực càng cao bao nhiêu càng có khả năng vi phạm Hiến pháp càng nhiều bấy nhiêu. Khả năng vi phạm Hiến pháp nằm ngay trong trách nhiệm phải thi hành Hiến pháp. Chính phủ không phải là những thiên thần bao giờ cũng đúng.  Vì vậy, việc vi phạm Hiến pháp nếu có, trước hết phải kể đến cơ quan Quốc hội – lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ – hành pháp; cơ quan Chính phủ – bộ và các cơ quan ngang bộ và cơ quan Tòa án – tư pháp.

– Người dân chỉ có thể vi phạm luật và pháp luật, mà không có cơ hội cho việc vi phạm Hiến pháp. Ví dụ, một hành vi giết người, tức là hành vi xâm phạm đến quy định của Bộ luật Hình sự do Quốc hội – lập pháp ban hành, nhưng sẽ không xâm phạm tới các mối quan hệ được quy định trọng Hiến pháp. Đó là hành vi vi phạm pháp luật – vi pháp, chứ không phải là hành vi vi hiến. Nếu có vi hiến thì chỉ là vi phạm gián tiếp các quy định của Hiến pháp: Quyền được bảo vệ mạng sống – quyền được sống của con người được Hiến pháp bảo vệ.

– Hoạt động bảo hiến, hay cụ thể hơn ở nghĩa hẹp là hoạt động tài phán Hiến pháp, phần nhiều tập trung vào hoạt động lập pháp của Quốc hội, tức là hoạt động ban hành các văn bản luật mâu thuẫn với Hiến pháp. Đáng tiếc rằng, Hiến pháp trước đây và hiện hành của Việt Nam lại giao nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ Hiến pháp cho rất nhiều chủ thể: Từ Ủy ban nhân dân cấp cơ sở cho đến cấp cuối cùng cao nhất và nặng nề nhất – là Quốc hội.

– Thực trạng cho thấy, mặc dù Hiến pháp được coi là đạo luật gốc tuy nhiên việc thực thi Hiến pháp đôi khi chưa được chú trọng quá nhiều, do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích các hành vi vi phạm Hiến pháp chưa được đặt ra đúng mức. Ngoài ra, trong nhận thức của nhiều người vẫn có những sự lầm tưởng về việc Hiến pháp được ban hành cũng giống như các đạo luật khác được ban hành để chỉ cho nhân dân phải thực hiện mà quên mất rằng tất cả những cá nhân ,cơ quan, tổ chức nắm giữ quyền lực nhà nước cũng phải thực hiện và đây mới là những chủ thể cần phải thực hiện một cách nghiêm túc nhất. Cũng có những nhận thức lầm tưởng rằng Hiến pháp vì là đạo luật tối cao nên chỉ tập trung những nguyên tắc chung, mà muốn cho những quy định chung này được thực hiện thì cần phải có sự cụ thể hóa bằng các đạo luật chuyên ngành khác.

Nghị sĩ Mỹ cáo buộc ông Biden vi hiến

Một nghị sĩ Mỹ cho biết, Tổng thống Biden đã vi phạm Hiến pháp Mỹ, và cần phải bị luận tội khi cho phép Kiev bắn tên lửa tầm xa do Mỹ cấp vào Nga.

Nghị sĩ Thomas Massie, một đảng viên Cộng hòa đến từ Kentucky.

Nghị sĩ Thomas Massie, một đảng viên Cộng hòa đến từ Kentucky.

Nhiều hãng thông tấn của Mỹ ngày 17/11 đồng loạt đưa tin rằng, Tổng thống Joe Biden đã dỡ bỏ lệnh hạn chế đối với việc Kiev sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp.

Trong khi Nhà Trắng không chính thức xác nhận hay phủ nhận tin tức này, một loạt tên lửa đã được bắn vào Vùng Bryansk của Nga vào sáng sớm ngày 19/11.

“Bằng cách cho phép Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga, ông Biden đang thực hiện một Đạo luật Chiến tranh vi hiến, gây nguy hiểm đến tính mạng của tất cả công dân Mỹ. Đây là một hành vi có thể bị luận tội”, Nghị sĩ Thomas Massie, một đảng viên Cộng hòa đến từ Kentucky, đã đăng trên X (trước đây là Twitter) vào ngày 18/11.

Theo các quan chức giấu tên đã nói chuyện với giới truyền thông, sự cho phép của Mỹ “chủ yếu” áp dụng cho Khu vực Kursk của Nga, nơi Ukraine đã xâm nhập vào đầu tháng 8/2024.

Quyết định này được cho là do tuyên bố của Ukraine rằng, 10.000 binh lính Triều Tiên đã được triển khai đến Vùng Kursk để hỗ trợ quân đội Nga.

Mỹ và các đồng minh đã áp đặt một số hạn chế nhất định đối với việc sử dụng vũ khí mà họ cung cấp cho Kiev kể từ năm 2022, nhằm duy trì khả năng phủ nhận hợp lý về sự liên quan của họ trong cuộc xung đột với Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn nhấn mạnh rằng, việc sử dụng tên lửa tầm xa sẽ thay đổi bản chất của cuộc xung đột, và biến NATO thành bên tham gia trực tiếp vào các cuộc giao tranh.

Moscow mới đây cũng đã sửa đổi học thuyết hạt nhân của mình để bao gồm các cuộc tấn công thông thường của lực lượng ủy nhiệm.

Nghị sĩ Massie đã phục vụ tại Hạ viện Mỹ từ năm 2012, và đã giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử gần đây nhất mà không có đối thủ.

Sự kiên trì của ông đối với chủ nghĩa hiến pháp thường khiến ông bất đồng quan điểm với cả đảng Dân chủ và chính đảng của ông.

Theo Hiến pháp Mỹ, chỉ có Quốc hội mới có quyền bắt đầu một cuộc chiến tranh.

Kể từ năm 1991, cơ quan lập pháp quốc gia đã thông qua ba Quyền sử dụng vũ lực quân sự (AUMF), hai lần chống lại Iraq và một lần chống lại Al-Qaeda.

AUMF nhắm vào Al-Qaeda đã được mở rộng để biện minh cho cuộc tấn công Afghanistan năm 2001 cũng như các cuộc can thiệp sau đó ở Syria, Somalia, Yemen và những nơi khác.

Theo RT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *