Bắc Giang: Cây gạo cổ thụ ‘song sinh’ đẹp như tranh vẽ hút khách check-in

Sắc đỏ rực của hàng nghìn bông hoa gạo nổi bật giữa đồng quê xanh mướt tạo khung cảnh đẹp như tranh, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, chụp hình.

Không chỉ xuất hiện trong đời sống bình dị của người dân Bắc Giang, giờ đây cây gạo cổ thụ còn trở thành điểm đến được đông đảo du khách thập phương tìm tới tham quan, chụp hình. (Ảnh: Kong Hao

Không chỉ xuất hiện trong đời sống bình dị của người dân Bắc Giang, giờ đây cây gạo cổ thụ còn trở thành điểm đến được đông đảo du khách thập phương tìm tới tham quan, chụp hình. (Ảnh: Kong Hao)

Đến hẹn lại lên, cứ độ tháng 3, cây gạo song sinh ở thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vào mùa nở rộ. Cây gạo cổ thụ mọc sừng sững trên triền đê gần dòng sông Thương thơ mộng, phía xa là dãy núi Phượng Hoàng. Bên cạnh có một ngôi miếu nhỏ được người địa phương gọi là miếu Cô.

Kể về sự tích ngôi miếu này, một số người cao tuổi sống ở đây cho biết bà Cô là một vị tướng lĩnh của ông Đề Thám đã đưa quân bảo vệ phủ Lạng Thương.

Khi trận đánh thất bại, bà bị giặc bao vây, truy đuổi nên chạy đến cầu Bắc Giang rồi trẫm mình xuống sông để không bị địch bắt sống. Xác bà đã trôi dạt vào khu vực thôn Tân Mỹ bây giờ và được nhân dân chôn cất, đặt tên là miếu bà Cô.Hàng nghìn bông hoa bung sắc đỏ rực rỡ, sáng bừng cả một vùng, trở thành tọa độ check-in hấp dẫn du khách thập phương đổ về đây chiêm ngưỡng. (Ảnh: Ngô Sinh Tùng

Hàng nghìn bông hoa bung sắc đỏ rực rỡ, sáng bừng cả một vùng, trở thành tọa độ check-in hấp dẫn du khách thập phương đổ về đây chiêm ngưỡng. (Ảnh: Ngô Sinh Tùng
Chẳng ai biết chính xác cây gạo có từ bao giờ nhưng theo một số người dân nơi đây, cây gạo đã có khoảng hơn 100 năm tuổi. (Ảnh: Lê Hiệp

Chẳng ai biết chính xác cây gạo có từ bao giờ nhưng theo một số người dân nơi đây, cây gạo đã có khoảng hơn 100 năm tuổi. (Ảnh: Lê Hiệp)
Cây cao hơn 27m, diện tích phủ tán 120m2 và đường kính thân cây khoảng 2,4m, đứng sừng sững hiên ngang giữa đất trời, chứng kiến bao sự đổi thay của cảnh vật và con người Bắc Giang. (Ảnh: Hoang Anh

Cây cao hơn 27m, diện tích phủ tán 120m2 và đường kính thân cây khoảng 2,4m, đứng sừng sững hiên ngang giữa đất trời, chứng kiến bao sự đổi thay của cảnh vật và con người Bắc Giang. (Ảnh: Hoang Anh

Đầu những năm 1920, cạnh miếu Cô mọc thêm cây gạo. Từ đó, cây gạo tồn tại, gắn bó với đời sống người dân và trở thành biểu tượng thân thuộc của vùng quê nơi đây. (Ảnh: Hoang Anh

Đầu những năm 1920, cạnh miếu Cô mọc thêm cây gạo. Từ đó, cây gạo tồn tại, gắn bó với đời sống người dân và trở thành biểu tượng thân thuộc của vùng quê nơi đây. (Ảnh: Hoang AnhSắc đỏ rực của cây hoa gạo giữa triền đê đầu làng xanh mướt, cạnh dòng sông chảy uốn quanh thơ mộng tạo thành khung cảnh đẹp như một bức họa miền quê. (Ảnh: Kong Hao

Sắc đỏ rực của cây hoa gạo giữa triền đê đầu làng xanh mướt, cạnh dòng sông chảy uốn quanh thơ mộng tạo thành khung cảnh đẹp như một bức họa miền quê. (Ảnh: Kong Hao)Vào mùa hoa nở, cây gạo trở thành điểm check-in thu hút đông đảo du khách thập phương. (Ảnh: Ngô Sinh Tùng

Vào mùa hoa nở, cây gạo trở thành điểm check-in thu hút đông đảo du khách thập phương. (Ảnh: Ngô Sinh Tùng

Chị Nguyễn Vi - du khách đến từ Hải Phòng chia sẻ:

Chị Nguyễn Vi, du khách đến từ Hải Phòng chia sẻ: “Vô tình lướt trên mạng thấy mọi người chia sẻ ảnh chụp bên cây gạo đẹp quá nên mình quyết định từ Hải Phòng lên Bắc Giang. Mình rất ấn tượng với khung cảnh ở đây, cây gạo rất to, hoa nở rất đẹp. Khung cảnh yên bình đến mức khiến mình như được sống lại cảm giác của những ngày thơ ấu ở quê”. (Ảnh: Kun Mon)

Nhiếp ảnh gia trẻ Kun Mon - một người con lớn lên ở mảnh đất Bắc Giang bộc bạch:
Nhiếp ảnh gia trẻ Kun Mon – một người con lớn lên ở mảnh đất Bắc Giang bộc bạch:

Nhiếp ảnh gia trẻ Kun Mon, một người con lớn lên ở mảnh đất Bắc Giang bộc bạch: “Khi cây gạo vào mùa nở rộ, lượng khách đến đây rất đông. Có những ngày cao điểm mình phải chạy sô chụp hình cho 4-5 đoàn khách. Khung cảnh mang nét đẹp hoài niệm nên mọi người tới đây chủ yếu mặc áo dài”. (Ảnh: Hoang Anh)

Mục nhập này đã được đăng trong News. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *