8 điều bạn nên thử khi mất động lực làm việc

8 điều bạn nên thử khi mất động lực làm việc

Mất động lực làm việc là vấn đề thường gặp ở nhiều người, điều quan trọng là bạn cần biết cách vượt qua để tiếp tục trên con đường sự nghiệp.

Dưới đây, bạn hãy cùng tìm hiểu 8 điều bạn nên thử khi mất động lực làm việc nhé!

1. Nhắc nhở bản thân lý do bắt đầu

Mỗi con người có những mục tiêu sự nghiệp và mong muốn khác nhau. Có người muốn đạt được kỹ năng hoặc kinh nghiệm nhanh nhất có thể. Có người lại muốn gặp gỡ và làm việc cùng những người có tầm ảnh hưởng lớn. Nhiều người chỉ đơn giản là đi làm để chu cấp hoặc hỗ trợ cho gia đình.

Một khi bạn không còn động lực để tiếp tục làm việc nữa, đây chính là lúc để nhắc nhở bản thân bạn đang làm công việc này với mục đích là gì.

Một mục tiêu to lớn dài hạn rất dễ dàng trở thành đòn bẩy đưa động lực của bạn bay vút lên cao, nhưng đồng thời cũng là “cầu trượt” khiến tinh thần của bạn rơi vào những chuỗi ngày mệt mỏi. Do đó, bạn hãy đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phù hợp với bản thân, đồng thời tự nhắc bản thân mỗi ngày lý do vì sao mình đặt ra mục tiêu như vậy để luôn giữ động lực làm việc.

2. Xem xét lại công việc hiện tại

Nhiều người lựa chọn công việc vì các lý do khác nhau, có thể vì lương bổng, đam mê hay môi trường làm việc. Nếu bạn cảm thấy chán nản vì mất động lực làm việc, thì đây là lúc bạn nhìn nhận lại lý do đi làm là gì.

Ví dụ, bạn đi làm vì muốn phát triển theo hướng kinh doanh, nhưng sau một khoảng thời gian, bạn chán việc vì không thể chịu đựng nổi khách hàng. Đây là thời điểm bạn cần xem xét liệu có phù hợp với ngành nghề này và cân nhắc lựa chọn công việc khác ít tiếp xúc với khách hàng hơn.

Nếu bạn cho rằng công việc hiện tại ít liên quan đến các mục tiêu dài hạn, bạn có thể cân nhắc cập nhật hồ sơ thông tin và bắt đầu tìm kiếm công việc phù hợp hơn.

3. Học tập các kỹ năng mới

Học tập giúp giải quyết mất động lực làm việc

Học tập luôn là “vũ khí” giúp bạn đánh đuổi đi quái vật làm trì trệ bạn hiệu quả vì việc học giúp bộ não hoạt động hết tốc lực và giúp bạn có góc nhìn khác đi về những vấn đề cũ. Vì vậy, nếu bạn đang mất động lực làm việc, nhưng lại chưa thể sẵn sàng đưa ra quyết định dứt khoát trong việc tìm kiếm công việc mới, thì đây là lúc bạn nên trau dồi kỹ năng mới.

Ví dụ, bạn đang chán làm công việc sổ sách văn phòng và mong muốn có bước tiến mới ở mảng kinh doanh. Nhưng bạn lại không thể đổi ngay đến việc kinh doanh do chưa có kinh nghiệm. Vì thế, bạn có thể tham gia thêm các khóa học kỹ năng mềm như giao tiếp, chốt sale… để có những kiến thức nền, từ đó làm tiền đề tham gia vào thị trường công việc kinh doanh.

Việc học tập có thể giúp bạn có bộ não thông suốt để nhìn thấy mặt tích cực, hướng giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.

4. Dám suy nghĩ và dám hành động

Bạn có cảm thấy rằng sự nghiệp của chính mình đang bị mắc kẹt lại? Bạn đã phải đối mặt với tình trạng hướng giải quyết cũ không còn mang lại hiệu quả nữa? Những trường hợp như thế này có thể làm nản lòng bất cứ ai và buộc bạn phải thực hiện các quyết định vốn thường nằm trong suy nghĩ.

Nếu động lực của bạn đi xuống trong một thời gian dài, có hai giải pháp bạn có thể cân nhắc:

• Giải pháp 1: Bạn có thể xem xét thực hiện thay đổi cho thói quen làm việc hiện tại. Điều này có thể được thực hiện bằng cách xin phép chuyển đổi bộ phận hoặc vị trí phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp.

• Giải pháp 2: Bạn có thể từ bỏ công việc hiện tại. Điều này cần có sự quyết đoán và can đảm để phá vỡ thói quen hàng ngày của bạn. Nếu bạn muốn có bước tiến lớn, bạn cần có sự thay đổi mạnh mẽ, dứt khoát và ra khỏi vùng an toàn.

5. Phát triển cách tiếp cận tích cực

Bất cứ ai cũng có những khó khăn riêng khi hoàn thành công việc. Tuy nhiên, hầu hết khó khăn này đều có thể chuyển biến sang một góc nhìn tích cực khác. Đây là cách để bạn vượt qua những rào cản trong tâm trí để đạt được những mục tiêu tưởng chừng như không thể vượt qua.

Ví dụ, bạn phải chật vật với những yêu cầu của khách hàng đến mức tưởng chừng như muốn trốn chạy khỏi công việc. Tuy nhiên về mặt tích cực, bạn sẽ có thêm kỹ năng cũng như “hệ miễn dịch” khi làm việc với những khách hàng khó nhằn. Đồng thời, bạn có thể đạt được mức doanh số theo bản hợp đồng nếu hoàn thành thử thách. 

Ý nghĩ về những kết quả tích cực đạt được sau khi vượt qua những khó khăn, trở ngại hay sự chán nản sẽ giúp bạn gia tăng thêm động lực khi làm việc.

6. Làm việc với cá nhân tích cực

Khi bạn đang mất động lực làm việc và không thể tự vượt qua, bạn hãy trò chuyện cùng những người có suy nghĩ lạc quan và tích cực. Nếu bạn tâm sự chung với những đồng nghiệp tiêu cực, đó có thể là “vũng bùn” kéo tinh thần bạn ngày càng đi xuống. Bạn có thể cảm thấy được đồng cảm ban đầu, nhưng sau đó sẽ là những tiếng than thở mỗi ngày không hồi kết.

Do đó, bạn hãy nên giao tiếp với các cá nhân năng động và tích cực trong công việc. Điều này sẽ tạo ra môi trường làm việc động viên lẫn nhau, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn khi làm việc nhóm.

Ngay cả khi bạn đưa ra quyết định sai lầm, các cá nhân tích cực sẽ là nguồn hỗ trợ liên tục sẽ giúp bạn lấy lại động lực.

7. Chăm sóc sức khỏe thể chất

Tập luyện giúp giải quyết mất động lực làm việc

Để có một tinh thần khỏe mạnh để nâng cao động lực làm việc, trước tiên bạn cần xây dựng sức khỏe thể chất. Đôi khi nguyên nhân khiến bạn mất động lực làm việc lại nằm ở gốc rễ trong cuộc sống bận rộn hàng ngày. Khi bạn làm thêm giờ hoặc có hai công việc, bạn sẽ dễ dàng quên đi những nhu cầu thể chất của cơ thể như ăn uống đúng giờ, uống nước, tập thể dục…

Khi bỏ qua những thói quen ăn uống và tập luyện tốt sức khỏe, cơ thể bạn dễ dàng bị suy yếu dần và không thể hoàn thành được công việc. Kết quả là bạn sẽ ngày càng bị dồn công việc nhiều hơn và mất động lực làm việc.

Để cải thiện động lực làm việc, bạn hãy thử sắp xếp thời gian cân bằng công việc và cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe thể chất như uống đủ nước, ăn đủ chất và tập thể dục đều đặn.

8. Cho bản thân thời gian nghỉ ngơi

Trong xã hội hiện đại, bạn luôn phải làm việc quá sức và phấn đấu để thành công, đồng thời phải chịu sự căng thẳng kéo dài. Những áp lực, căng thẳng này tích lũy dần dần trong cơ thể và tâm trí của bạn, nếu không được “giải thoát” có thể dẫn đến bệnh tật và suy sụp tinh thần trong thời gian dài.

Để xử lý căng thẳng này, bạn nên dành thời gian nghỉ cho cơ thể. Điều này có thể thực hiện vào một ngày cuối tuần, bạn thả lỏng mình dậy trễ một chút xíu hay có thể đi du lịch, thử các hoạt động và thể thao mới hoặc đơn giản là dành một tuần bên bãi biển. Đây là một cách “sạc năng lượng” để bạn có thể nâng cao động lực với những dự án công việc sắp tới.

Khi mất động lực làm việc, mọi thứ sẽ dần dần bị đình trệ ngăn cản bạn trên con đường thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng bạn không mất đi động lực vĩnh viễn mà hoàn toàn có thể phục hồi nếu bạn tìm ra được hướng đi đúng đắn.

Tình trạng thiếu động lực làm việc là vấn đề thường gặp, điều quan trọng là bạn cần tránh đưa ra quyết định vội vàng khi tinh thần bạn chưa ổn định. Hy vọng với 8 gợi ý về những điều nên thử khi mất động lực làm việc trên đây, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng để tiếp tục con đường sự nghiệp!

Related Posts

Kinh Bắc News

Kinh Bắc Web Blog’s chuyên cập nhật chia sẻ thông tin kiến thức kinh nghiệm thiết kế và nhiều nội dung hấp dẫn. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thông tin thú vị nhé. Website: kinhbacweb.com | tinhocbacninh.biz.vn | tinhdautamngoc.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *