Một nhân viên nghỉ việc ở #Starbuck mới đây đã publish toàn bộ công thức pha chế lên tài khoản Toptep của mình.
Vid này lập tức gây bão và hiện đã thu hút hơn 12M views cùng 18K comment.
Có vẻ như nhân viên này không phải ký NDA khi vào làm, phía Starbuck cũng chưa thấy động thái gì, hoặc có thể là, họ cũng dont f*cking care.
NDA là gì?
NDA là viết tắt của “Non-Disclosure Agreement” trong tiếng Anh, có nghĩa là “Hiệp định không tiết lộ thông tin” trong tiếng Việt. NDA là một loại hợp đồng pháp lý được sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật hoặc thông tin quan trọng của một bên khỏi việc tiết lộ cho bên thứ ba. Các NDA thường được sử dụng trong nhiều tình huống, bao gồm:
- Khi hai bên tham gia vào cuộc thảo luận về một dự án, thương vụ, hoặc ý tưởng cần được bảo mật.
- Khi một công ty thuê một nhân viên mới và cần đảm bảo rằng nhân viên này sẽ không tiết lộ thông tin bí mật của công ty.
- Khi các bên tham gia vào quá trình thương thảo hợp đồng, chia sẻ tài liệu kỹ thuật hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh có liên quan đến thông tin nhạy cảm.
Hiệp định không tiết lộ thông tin thường chứa các điều khoản và điều kiện cụ thể liên quan đến việc bảo vệ thông tin, như thời gian hiệu lực của NDA, phạt tiền khi vi phạm, và các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Mục tiêu của NDA là đảm bảo rằng thông tin quan trọng sẽ không bị tiết lộ cho những người không được phép và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.
Cộng đồng mạng thì tỏ ra khá thích thú với bí-mật-kinh-doanh bị tiết lộ này, mặc dù…
Kể cả nắm được công thức của CocaCola thì các bạn cũng không bao giờ tạo ra thương hiệu được như Coca hay Pepsi.
Starbuck cũng vậy, bạn có công thức pha chế của nó thì sao? Nó có đảm bảo cho việc bạn mở quán cà phê sẽ thành công không?
Là một người đã trải nghiệm Starbuck từ cửa hàng đầu tiên ở New World, sau 10 năm uống cafe tại đây, tôi có thể nói một câu:
Tôi chưa từng vào Starbuck vì đồ uống.
không phải vì cafe ở đây dở hơn Trung Nguyên, tôi không uống được cafe nên cafe nào với tôi cũng có cùng một trải nghiệm như nhau. Cũng không phải vì không gian decor đẹp đẽ mỹ miều, tôi thấy nhiều chỗ còn đẹp hơn nhiều, ít nhất là với gu của mình.
Thế thì tôi tới đây vì điều gì?
Vì nó Đắt.
Đúng rồi đấy, đắt vai~. Với những người dùng với thu nhập nông dân tỉnh lẻ như tôi, việc paid từ 5 – 6$ / ly đồ uống được phục vụ không phải trong khách sạn 5* là không tí hợp lý nào.
Ngày đó không có điều kiện kinh tế như bây giờ. Mà các bạn biết đấy, càng nghèo thì càng ham thể hiện. Nếu muốn da dẻ với ai đó, tôi đều hẹn họ ra Starbuck.
Lúc đó tôi cảm thấy vào Starbuck toàn ng giàu hoặc chí ít là cũng lắm tiền nhiều của, nên khi hẹn đối tác or khách hàng quan trọng, or mấy em ghệ định cua… tôi đều hẹn ở Starbuck, với kỳ vọng là vì nhìn xung quanh toàn thấy người thành đạt sáng bóng mà họ sẽ không nhận ra cái thân phận đỗ nghèo khỉ của mình.
Chưa kể lâu lâu nó còn ra mấy bộ sưu tập cốc ly chả đâu vào đâu nhưng bán với giá trên trời, thế là thay vì phải nghĩ xem mua nước hoa hay son phấn gì cho mấy em ghệ, tôi lôi nó tới Starbuck múc cho quả ly nước li mít tẹt, tỷ lệ chốt sale tới giờ là không có đơn nào hoàn, mà hàng về trong đêm luôn.
Cứ thế rồi nó thành quen, nếu hỏi đi đâu cafe mặc định trong đầu nó sẽ là Starbuck.
Một ví dụ nhỏ như vậy để các bạn thấy, kinh doanh chuỗi FnB thì công thức đồ ăn thức uống không phải thứ quyết định toàn bộ, khách hàng đôi khi lựa chọn bạn chỉ vì một trải nghiệm nào đó mà ngoài bạn ra khó tìm dc ở đâu khác.
FnB là gì?
FnB là viết tắt của “Food and Beverage” trong tiếng Anh, và nó có nghĩa là “Thực phẩm và Đồ uống” trong tiếng Việt. Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ ngành công nghiệp hoặc lĩnh vực liên quan đến thực phẩm và đồ uống, bao gồm các nhà hàng, quán bar, khách sạn, quán café, nhà hàng nhanh, và các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất, phân phối, và dịch vụ trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.
Btw, có một điều mà ít ai chú ý, Starbuck hoạt động giống một ngân hàng hơn là cửa hàng cafe.
Bạn nghĩ Starbuck giàu từ bán cafe ?
Một phần thôi.
Hoạt động banking mới là thứ tạo ra dòng lợi nhuận siêu to khổng lồ cho Starbuck.
Tại sao à?
Lúc các bạn mua thẻ Starbuck, các bạn đang cho họ nắm giữ một lượng tiền mà không đòi hỏi họ phải trả lãi như gửi tiền vào bank truyền thống đúng không ?
Thậm chí có rất nhiều thẻ Starbuck được nạp vào và chủ thẻ mãi mãi không bao giờ tiêu hết số tiền họ nạp, có rất nhiều tiền bị “lãng quên” theo đúng nghĩa đen.
Nếu bạn có rất nhiều tiền ở trong bankroll mà không phải lo lắng tới áp lực trả lãi hay trả lại, chừng đó là đủ để làm một tá thứ ra $ rồi.
Cho nên, đừng thấy Starbuck thành công mà ra đua đòi làm chuỗi cafe. Chết không kịp ngáp đấy mấy thần đằng.
- Ps 1: Thật ra hồi đỗ nghèo khỉ tôi sử dụng gift card Starbuck mua trên mạng cho tiết kiệm, vài năm sau đó tôi biết được, gift card đó toàn mua bằng cào cào.
- Ps 2: Sau khi biết gift card đó được mua bằng cào cào, tôi đã không sử dụng nó nữa, nhưng trong đó vẫn còn rất nhiều $.
Giờ thì tôi có thể dùng VND để chi trả cho mỗi lần ngồi Starbuck, nhưng toàn được mời. Cuộc đời phù thịnh không phù suy, lúc có chút điều kiện thì đi uống cafe lại không phải trả tiền. Lúc trên răng dưới dzái thì cái gì cũng phải móc hầu bao.