Mỗi một công ty sẽ có cơ cấu tổ chức về phòng ban khác nhau nên chức vụ cũng sẽ khác biệt với nhau. Vậy để hiểu rõ hơn về các chức vụ trong công ty, hãy cùng Kinh Bắc Web tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Chức vụ trong công ty là gì?
Chức vụ trong công ty được hiểu là chức danh thể hiện vị trí, nhiệm vụ và trách nhiệm của người đảm nhận với tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi công ty hoạt động ở lĩnh vực với các hình thức khác nhau sẽ có những chức vụ theo như cơ cấu tổ chức của công ty đó.
những chức vụ cần có trong một công ty
Các chức vụ trong công ty
Dưới đây là các chức vụ phổ biến trong công ty:
→ CEO (Chief Executive Officer) – Giám đốc điều hành
CEO là giám đốc điều hành là người có quyền hành quyết định hoạt động và các kế hoạch kinh doanh của công ty. Họ sẽ là người xây dựng kế hoạch, đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp theo từng giai đoạn của công ty, nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty.
CEO là cầu nối trung gian giữa hội đồng quản trị công ty với hoạt động doanh nghiệp. Và CEO cũng chính là người đại diện trước truyền thông và báo chí.
→ CFO (Chief Financial Officer) – Giám đốc tài chính
CFO là giám đốc tài chính, đây là vị trí quan trọng trong công ty. Họ sẽ đảm nhận quản trị tài chính và nguồn tiền. Xây dựng các chiến lược, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính hiệu quả để duy trì các hoạt động và mang lại lợi nhuận cho công ty.
→ CMO (Chief Marketing Officer) – Giám đốc Marketing
CMO là giám đốc Marketing, là người đứng đầu bộ phận Marketing với chức năng là đảm nhận các vấn đề về truyền thông, quảng cáo và tiếp thị. Họ là người hoạch định các chiến dịch về Marketing phù hợp với chiến dịch kinh doanh của công ty, tối ưu chi phí về các hoạt động Marketing. Giúp tăng doanh thu và xây dựng được uy tín của công ty trên thị trường. Kết quả công việc của CMO sẽ báo cáo cho CEO.
→ CLO (Chief Legal Officer) – Giám đốc pháp lý
CLO là giám đốc pháp lý, là người đảm nhận về vấn đề pháp lý, pháp luật trong công ty. Họ sẽ tư vấn, cố vấn cho doanh nghiệp để triển khai các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Và có thể hiểu 1 cách đơn giản thì giám đốc pháp lý chính là luật sư riêng cấp cao của công ty. Họ sẽ thay mặt công ty giải quyết và xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật.
→ CCO (Chief Commercial Officer) – Giám đốc thương mại
CCO là giám đốc thương mại, là một trong các chức vụ phổ biến trong công ty. CCO sẽ đảm nhận việc xây dựng và hoạch định các chiến dịch thương mại của công ty. Họ sẽ đưa ra các hoạt động thương mại hiệu quả để có thể tối đa hóa được doanh thu và lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng bền vững.
→ COO (Chief Operations Officer) – Giám đốc vận hành
COO là giám đốc vận hành, đây là vị trí không còn xa lạ gì với công ty. Họ sẽ chịu trách nhiệm xây dựng nên bộ máy tổ chức để công ty hoạt động được hiệu quả, tối ưu được các công đoạn để sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn, đưa ra được các chính sách và tài liệu vận hành. Quyền hành của CCO chỉ đứng sau CEO.
→ Chủ tịch Hội đồng quản trị
Đây là chức vụ có quyền hạn cao nhất trong công ty, họ sở hữu lượng cổ phiếu nhiều nhất công ty nên có quyền quyết định cao nhất. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là người sáng lập ra công ty hoặc là người sở hữu nhiều vốn đầu tư nhất cho công ty.
→ Thành viên Hội đồng quản trị
Thành viên Hội đồng quản trị là người góp vốn đầu tư hoặc là sở hữu cổ phần của công ty. Họ có ảnh hưởng tích cực đến quyết định của công ty, mọi chiến lược kinh doanh được CEO xây dựng thì đều thông qua các thành viên của hội đồng quản trị trước khi tiến hành triển khai.
Thành viên hội đồng quản trị
→ Giám đốc/Tổng giám đốc
Đây là người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hàng ngày. Một trong những các chức vụ trong công ty được bổ nhiệm từ Hội đồng quản trị. Họ sẽ giữ chức vụ 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại khi đã hết nhiệm kỳ.
→ Giám đốc chi nhánh
Đây là người đứng đầu chi nhánh của công ty, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc là 1 phần chức năng của doanh nghiệp. Giám đốc chi nhánh sẽ là người quản lý, điều hành và quyết định mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng quy định của công ty. Giám đốc chi nhánh sẽ đặt dưới sự giám sát của Tổng giám đốc.
→ Quản lý/Trưởng phòng
Là người sẽ chịu trách nhiệm quản lý của một bộ phận, phòng ban của công ty. Họ sẽ là người nhận chỉ thị từ giám đốc để có thể truyền đạt được cho nhân viên và báo cáo công việc lại cho giám đốc và lãnh đạo cấp cao.
→ Trưởng nhóm
Trưởng nhóm sẽ là người đảm nhận trách nhiệm chỉ dẫn, hướng dẫn và lãnh đạo nhóm thực hiện các dự án của công ty để đạt được kết quả tốt theo yêu cầu của trưởng phòng. Họ sẽ là người giám sát chất lượng công việc, đánh giá thành tích của nhân viên và báo cáo cho quản lý cấp cao hơn.
→ Chuyên viên, nhân viên
Đây là 2 vị trí nhỏ nhưng lại vô cùng cần thiết cho công ty. Họ là người thực hiện các công việc trực tiếp theo yêu cầu của trưởng nhóm và trưởng phòng. So với nhân viên thì chuyên viên là vị trí cao hơn.
Trên đây Kinh Bắc Web đã mang đến cho bạn thông tin về các chức vụ trong công ty. Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về các chức vụ trong công ty. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.