Trong công nghiệp để có thể chuyển đổi hành trình trong cơ cấu chuyển động cơ khí thì không thể nhắc đến công tắc hành trình. Không những vậy thiết bị còn có thể đóng, ngắt hoặc chuyển đổi mạch điện điều khiển mà vẫn đảm bảo an toàn. Vậy đó là gì? Cấu tạo, ứng dụng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé:
Công tắc hành trình là gì?
Công tắc hành trình là thiết bị dùng để giới hạn hành trình của một bộ phận nào đó chuyển động trong một cơ cấu hay hệ thống. Tương tự như công tắc điện, thiết bị vẫn có thể đóng mở bình thường.
Tuy nhiên, nó còn có khả năng làm cho thay đổi trạng thái của một tiếp điểm bên trong khi bị tác động lên bộ phận chuyển động. Khi không còn những tác động, công tắc hành trình sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Công tắc không những giới hạn hành trình mà còn dùng để đóng ngắt mạch trong lưới điện hạ áp. Thiết bị được ví như nút ấn có thể thay thế thành động tác va chạm của các bộ phận cơ khí để biến đổi quá trình chuyển động này bằng tín hiệu điện.
Ví dụ: Khi đóng mở tủ lạnh thì được xem là một hành trình, bởi đèn sáng lên khi mở ra và đèn tắt khi đóng lại.
→ Cấu tạo công tắc hành trình
Trong cấu tạo của công tắc hành trình, thiết bị sẽ gồm có bộ phận nhận truyền động, thân công tắc và chân kết nối. Với mỗi bộ phận sẽ có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể:
- Bộ phận nhận truyền động: Nó giúp tác động kích hoạt công tắc bằng cách tác động từ các bộ phận chuyển động.
- Thân công tắc: Nó có khả năng bảo vệ các mạch điện bên trong tránh khỏi những tác động của vật lý nhờ có lớp vỏ bằng nhựa.
- Chân kết nối: Nó có thể truyền tín hiệu đến các bộ phận nào đó bị tác động do bộ phận truyền động.
Với các bộ phận trên, bộ phận nhận truyền động được xem là quan trọng nhất trong công tắc giới hạn hành trình. Nó tạo nên sự khác biệt giữa công tắc hành trình và công tắc điện bình thường khác.
→ Nguyên tắc hoạt động công tắc
Khi công tắc hành trình vận hành, nó sẽ có các bộ phận được hoạt động như cần tác động, chân thường đóng (NC), chân thường hở (NO) và chân COM.
Trong điều kiện bình thường giữa chân COM và chân NC sẽ được đấu nối lại với nhau tại một tiếp điểm nhờ có sự tác động của bộ phận chuyển động.
Tuy nhiên, chân COM và chân NC sẽ bị tách ra khi có lực tác động, đồng thời chân COM sẽ tác động vào chân NO. Từ đó, thiết bị sẽ kích hoạt chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu điện để hỗ trợ cho quá trình điều khiển và giám sát.
→ Ứng dụng công tắc hành trình trong cuộc sống
Công tắc hành trình là thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay trên thị trường. Nó được ứng dụng rất nhiều trong đời sống chúng ta, như là:
-
Ứng dụng trong cửa cuốn
Trong hệ thống cửa cuốn tự động sẽ có cấu tạo bao gồm 1 tấm nhôm và 1 trục. Trong đó, trục được nối với 1 motor servo, cùng với đó là công tắc hành trình cũng được nối với motor.
Khi cửa tự động kéo lên thì motor sẽ xoay cùng chiều và ngược lại khi kéo xuống. Để cửa cuốn thực hiện được thao tác đó nhờ vào công tắc hành trình và một reley.
-
Ứng dụng trong băng tải vận chuyển hàng hóa
Để băng tải dừng lại đúng chỗ người ta thường gắn công tắc hành trình vào hệ thống. Để giúp đảo chiều quay của motor bên trong, đồng thời làm đảo chiều chạy của băng tải. Trong trường hợp gặp sự cố sẽ dễ dàng bảo hành và sửa chữa.
-
Ứng dụng trong Pa lăng
Pa lăng là vật dụng có cấu tạo một phần của xích gắn với một móc sắt và phần còn lại là cuộn xích được nối với trục xoay có gắn thêm motor.
Để móc sắt có thể nâng hạ đồ vật lên xuống dễ dàng thì trong motor cần gắn thêm công tắc hành trình giúp dừng lại đúng lúc. Ngoài ra có thể sử dụng thêm một reley để đóng ngắt tự động khi kết thúc hành trình.
-
Ứng dụng trong xe nâng
Xe nâng thường được gắn một công tắc hành trình bên trong khoang lái. Nó giúp cho việc nâng hạ hàng hóa với khối lượng lớn bằng cách sử dụng cần gạt chuyên dụng có thể dừng lại khi cần thiết.
-
Ứng dụng trong cẩu trục
Tương tự như ứng dụng trong băng tải và trên pa lăng, công tắc hành trình dùng để điều khiển hàng hóa nhưng chỉ dùng khi không đòi hỏi độ chính xác cao. Nó có thể tiết kiệm chi phí đầu tư so với việc sử dụng loại AC hoặc cảm biến.
Có thể thấy rằng ứng dụng của công tắc hành trình trong đời sống khá đa dạng. Đặc biệt, thiết bị thường ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp cần sự an toàn cao.
→ Ký hiệu công tắc hành trình
Nếu muốn biết công tắc giới hạn hành trình được ký hiệu như thế nào? Thì hãy tham khảo trong hình minh họa dưới đây. Thiết bị có ký hiệu giống với những công tắc điện bình thường khác:
Có bao nhiêu loại công tắc hành trình?
Công tắc hành trình không chỉ có một loại mà thiết bị còn sở hữu nhiều loại khác nhau trên thị trường hiện nay. Để biết được sử khác nhau trong mỗi loại công tắc thì hãy xem phần thông tin dưới đây.
#1 Công tắc hành trình dạng bánh gạt
Với công tắc có hình dạng bánh gạt có đặc điểm chống bụi, kháng nước IP67 và có thể hoạt ở nhiệt độ trung bình dưới 70oC.
Thiết bị nổi bật với cặp tiếp điểm chân NO và chân NC có khả năng tác động nhanh với cần tác động 2 chiều. Trong đó, công tắc còn được tích hợp với cầu chỉ giúp bảo vệ ngắn mạch an toàn.
#2 Dạng thân kim loại
Trong công tắc dạng này thường có bộ phận truyền động có thể tăng giảm kích thước nên được ứng dụng phổ biến nhờ có cơ cấu tác động khác nhau. Đặc biệt, thiết bị có tác động nha tại tiếp điểm chân NO và chân NC, đồng thời sử dụng lỗ dây nối kiểu PG13.5
#3 Dạng tác động kéo
Đây là dạng công tắc có thiết kế với thân kim loại có khả năng chống nước IP65 có thời gian hoạt động là 3600/ giờ. Thiết bị tác động khi kéo lên thông qua vòng kim loại trên đỉnh được ứng dụng trong cửa kéo hoặc trong hệ thống khẩn cấp.
#4 Dạng lò xo
Đối với công tắc loại này có thể sử dụng bên ngoài trời tốt nhờ có cấu tạo thân nhựa IP65 hoặc thân kim loại IP66. Công tắc có tác động nhanh nhờ có tiếp điểm chân NO và NC, đồng thời có lỗ nối dây kiểu PG13.5. Bên cạnh đó trên đầu thiết bị có một lò xo có khả năng nhận tác động từ bộ phận khác với các loại khác.
TOP 03 thương hiệu công tắc hành trình tốt nhất
Không những đa dạng về mẫu mã mà công tắc hành trình còn được sản xuất bởi các thương hiệu khác nhau. Với top 3 thương hiệu sản xuất công tắc hành trình dưới đây sẽ là lựa chọn tốt nhất nếu có nhu cầu sử dụng thiết bị này.
#1 Công tắc hành trình Hanyoung
Hanyoung – Một thương hiệu đến từ Hàn Quốc khá lâu đời về sản xuất công tắc hành trình nhưng chỉ mới du nhập vào Việt Nam khoảng 5 năm gần đây. So với các sản phẩm của Omron, thương hiệu này thường có mức giá khá rẻ và có độ bền tương đối cao. Mặt khác, Hanyoung lại không đa dạng về mẫu mã, đồng thời lượng tiêu thụ chỉ ở mức trung bình.
#2 Omron
Nhắc đến sản phẩm công tắc hành trình thì không thể nào không nhắc đến cái tên Omron. Thương hiệu được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp bởi đa dạng mẫu mã cùng với tuổi thọ cao. Không những cung cấp công tắc hành trình mà hãng còn có những thiết bị hỗ trợ khác trong công nghiệp như PLC.
#3 Schneider
Đứng thứ 3 là thương hiệu Schneider đến từ Pháp được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ tại Việt Nam. Thương hiệu nổi bật với thiết kế hiện đại, chống va đập, chịu nhiệt cao so với kích thước nhỏ của nó. Do đó, Schneider trở thành một trong những thương hiệu sản xuất công tắc hành trình được nhiều người tin dùng.
Sau khi tìm hiểu về “Công tắc hành trình là gì” chắc hẳn nhiều bạn đã nhận thấy rằng tầm quan trọng của thiết bị này trong công nghiệp. Nếu có nhu cầu sử dụng thì đừng quên liên hệ ngay với đơn vị uy tín để được tư vấn hỗ trợ.