Câu chuyên bán hàng đắt thế, rẻ thế có căn nguyên của nó chứ đừng vội đánh giá cảm tính

Câu Chuyên Bán Hàng đắt Thế, Rẻ Thế Có Căn Nguyên Của Nó Chứ đừng Vội đánh Giá Cảm Tính

Sao lại mắc thế?

Câu Chuyên Bán Hàng đắt Thế, Rẻ Thế Có Căn Nguyên Của Nó Chứ đừng Vội đánh Giá Cảm Tính
Câu Chuyên Bán Hàng đắt Thế, Rẻ Thế Có Căn Nguyên Của Nó Chứ đừng Vội đánh Giá Cảm Tính

Tôi để ý khi đi ăn nhà hàng, có nhiều người ngồi tính 1 con cá 30 đồng, mớ rau 5 đồng, thì tô canh chua chỉ khoảng 40 – 50 đồng là cùng. Mà nhà hàng này bán tô canh chua tới 200 đồng, bảo mắc quá trời mắc, chặt chém, ăn trên đầu trên cổ người khác, rồi nói người bán thất đức.

Ngày trước tôi cũng nghĩ như thế vì mẹ tôi cũng hay tính toán như vậy mỗi khi đi ăn ngoài. Thế nhưng từ khi bước chân vào thế giới kinh doanh thì tôi đã có cái nhìn hoàn toàn ngược lại.

Tôi sẽ lấy ví dụ từ chính những thứ tôi kinh doanh. Ở công ty nữ trang và phụ kiện của tôi, giá vốn nhập hàng của tôi chỉ chiếm 30% giá bán. Tức nếu tôi nhập cái dây chuyền 30 đồng, tôi sẽ bán 100 đồng. Ở bên công ty thực phẩm thì giá vốn hàng hóa của tôi cũng khoảng 35%, tức là nhập 35, bán 100.

Chắc bạn nghĩ là lợi nhuận của tôi sẽ cao lắm. Chưa đâu, tôi kể cho bạn nghe một sự thật khủng khiếp hơn. Một trong những ngành hàng có tỷ suất giá bán trên giá vốn sản xuất cao nhất là ngành dược.

Chắc các bạn đều biết đến thuốc Panadol – loại thuốc giảm đau, chữa cảm cúm rất phổ biến mà tiệm thuốc nào cũng bán. Chi phí sản xuất của 1 viên Panadol chỉ chiếm 6-8% giá bán của nó. Tức là một vỉ thuốc bạn mua 10.000đ, thì chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc làm ra vỉ thuốc đó chỉ 600 – 800đ. Chắc hẳn bạn nghĩ mấy công ty dược sẽ giàu khủng khiếp. Lon nước ngọt Pepsi hay Coca cũng có tỷ suất lợi nhuận biên gần giống như vậy đấy.

Cái cách tính “con cá cộng mớ rau” chỉ là tính bề nổi của chi phí làm ra một sản phẩm, dịch vụ. Thường thì chi phí theo dạng mà “ai cũng thấy” chỉ chiếm khoảng 10-20% giá bán. Ngoài ra là các chi phí chìm như: chi phí quảng cáo, pr, marketing, chi phí nhân sự (tuyển dụng, đào tạo, chăm lo đời sống, team building), chi phí bán hàng (hoa hồng/thưởng cho sale), kênh phân phối (chiết khấu/giảm giá cho nhà phân phối), mặt bằng, điện nước, khấu hao cơ sở vật chất, chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm, chi phí hao hụt, hư hao hàng hóa, phí bảo kê,….

Câu Chuyên Bán Hàng đắt Thế, Rẻ Thế Có Căn Nguyên Của Nó Chứ đừng Vội đánh Giá Cảm Tính
Câu Chuyên Bán Hàng đắt Thế, Rẻ Thế Có Căn Nguyên Của Nó Chứ đừng Vội đánh Giá Cảm Tính

Ngoài ra, còn có những chi phí chìm của chìm nữa, ví dụ:

– Chi phí lãi suất: để tôi có thể nhập được hàng với giá 35.000 đồng, tôi phải nhập nguyên kiện 10.000 cái, như vậy chi phí tôi bỏ ra là 350 triệu. Số hàng này tôi cần 6 tháng mới bán hết, nếu 6 tháng gửi ngân hàng 350 triệu thì tôi sẽ được lãi được khoảng 18 triệu. Như vậy 18 triệu này là chi phí lãi suất do tôi phải xuất tiền mua hàng. Còn nếu tôi phải đi vay để nhập hàng thì phải cộng thêm lãi vay vào nữa.

– Chi phí rủi ro thị trường: giống như đợt Dịch Corona, bao nhiêu doanh nghiệp đang hấp hối, hàng không có để bán, nguyên liệu không có để sản xuất trong khi vẫn phải trả lương nhân viên, trả chi phí mặt bằng và vô số chi phí khác.

– Chi phí học tập, kiến thức, trải nghiệm của chủ doanh nghiệp: để có thể vận hành tốt một doanh nghiệp, doanh chủ phải tự đầu tư cho bản thân rất rất nhiều tiền, thời gian và sức khỏe để học, để làm, để thất bại biết bao nhiêu lần. Những thứ này cũng phải quy ra chi phí.

Như vậy, khi chúng ta mua một món hàng, sử dụng một dịch vụ nào đó, thì chúng ta đang tận hưởng thành quả lao động của rất nhiều con người, trải qua rất nhiều công đoạn và được đầu tư rất nhiều các loại chi phí khác nhau. Nó không chỉ là bài toán con cá cộng mớ rau ra tô canh chua.

Nếu cứ tính như vậy thì tốt nhất đừng nên mua sắm, đừng sử dụng dịch vụ gì hết mà hãy tự làm, tự ăn, tự phục vụ. Hoặc là bước ra kinh doanh thử cái gì đó nho nhỏ, như 1 xe bán bánh mỳ hay cà phê vỉa hè chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy để làm ra một sản phẩm, một dịch vụ nó phức tạp vô cùng.

Bạn nào đang tính khởi nghiệp kinh doanh thì phải tính toán chi phí cho thật kỹ nhé, tôi thấy đa phần chỉ mới tính được khoảng 60-70% chi phí cần thiết nên chuẩn bị không đủ vốn, dẫn đến hụt vốn khi kinh doanh.

Hãy đi học và theo học những người đang kinh doanh thực sự (đã kinh doanh ít nhất 2 năm trở lên, có công ty, pháp nhân đàng hoàng), nhờ họ hướng dẫn tính toán chi phí, phản biện kế hoạch để có được sự chuẩn bị hợp lý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *