Bộ trưởng Austin yêu cầu hàng trăm người trong ban cố vấn Lầu Năm Góc từ chức trong tháng này. Trong số này có nhiều người trung thành với ông Trump được đưa vào dưới thời quyền bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trò chuyện với các binh sĩ ở Điện Capitol ngày 29-1 – Ảnh: REUTERS
“Tôi chỉ đạo đình chỉ ngay lập tức mọi hoạt động của ủy ban cố vấn cho đến khi việc đánh giá hoàn tất, trừ khi có chỉ đạo khác của tôi hoặc thứ trưởng Quốc phòng”, hãng tin AP ngày 3-2 dẫn chỉ thị của bộ trưởng Lloyd Austin trong một bản ghi nhớ.
Theo bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đợt đánh giá nhằm đảm bảo các ban cố vấn tuân thủ các ưu tiên chiến lược quan trọng và chiến lược quốc phòng quốc gia.
Ông Austin đã ra lệnh cho tất cả những người được yêu cầu phải từ chức trước ngày 16-2. Bộ Quốc phòng Mỹ có tổng cộng 42 ban cố vấn với 600 thành viên. Các quan chức quốc phòng cho biết số người bị buộc từ chức sẽ lên đến hàng trăm.
Một số quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cho rằng động thái của ông Austin xuất phát từ lo ngại về các quyết định bổ nhiệm vội vã của ông Miller trước khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.
Trong 2 tháng nắm quyền ở Lầu Năm Góc, ông Miller đã thay nhiều nhân viên thuộc các ban như chính sách quốc phòng, khoa học, y tế và kinh doanh bằng nhiều nhân vật trung thành với ông Trump như cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich, tướng về hưu Anthony Tata, cựu quản lý chiến dịch của ông Trump – ông Corey Lewandowski…
Ông Tata không được Thượng viện Mỹ chấp thuận nắm giữ vị trí phụ trách chính sách cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đầu năm 2020 nhưng lại được ông Trump bổ nhiệm vào vị trí này tháng 11-2020, ngay sau khi cách chức cựu bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper.
Ông Miller đưa ông Tata vào ban chính sách quốc phòng ngày 19-1, tức ngày làm việc cuối cùng của mình. Ông Gingrich được bổ nhiệm vào cùng ban này, trong khi ông Lewandowski vào ban kinh doanh quốc phòng.
Đánh giá về chủ nghĩa cực đoan trong Bộ Quốc phòng Mỹ
Bộ trưởng Lloyd Austin mới đây cũng yêu cầu tất cả đơn vị của Bộ Quốc phòng dành một ngày tạm dừng các hoạt động để nói về nguy cơ của chủ nghĩa cực đoan. Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby, mục đích của các buổi thảo luận là các lãnh đạo nói về cách hành xử của binh sĩ và tìm hiểu quan điểm của họ về chủ nghĩa cực đoan.
Theo đài CNN, sau vụ bạo loạn Điện Capitol ngày 6-1, ít nhất 22 người đang hoặc đã từng gia nhập quân đội bị cáo buộc có liên quan đến vụ việc.
Trước đó, Cục điều tra liên bang (FBI) và Bộ An ninh nội địa Mỹ đã cảnh báo việc chủ nghĩa cực đoan thượng tôn da trắng len lỏi vào lực lượng cảnh sát và quân đội Mỹ. Lầu Năm Góc chưa từng công bố có bao nhiêu phần tử theo chủ nghĩa cực đoan bị loại bỏ khỏi cơ quan này.
- Nhà ở xã hội D-Green Park (Dabaco Khắc Niệm)
- Kinh nghiệm chọn mua sàn gỗ và sàn nhựa cho gia đình
- Hướng dẫn sử dụng lệnh xoay (Rotate tool) trong Illustrator
- VKS đề nghị tử hình Nguyễn Võ Quỳnh Trang
- Golf thú vị: Tìm hiểu luật chơi golf: Đánh bóng sai vị trí
- 5 ô tô nhập khẩu hút khách Việt nhất nửa đầu năm 2021
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là gì? những yêu cầu cơ bản bạn cần biết
- Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng sôi động với chương trình đếm ngược chào đón năm mới 2020
- Di tích xếp hạng cấp tỉnh trên địa bàn huyện Hiệp Hòa
- Nóng: Hà Nội thêm 6 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 4 ca thuộc chùm Times City
- Câu chuyện thương hiệu Gạo ST25: Doanh nghiệp lo bảo vệ tài sản mình hay Nhà nước phải bảo vệ tài sản quốc gia?