Profile cung cấp cho khách hàng tiềm năng có thể tìm hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp, đồng thời cũng là một cách marketing và bán hàng trực tiếp. Với những thiết kế đẹp và chuyên nghiệp, chắc chắn bạn có thể dễ dàng thuyết phục người xem hơn.
Profile là gì?
Từ “profile” quá quen thuộc, nhất là bộ phận nhân sự công ty thường sử dụng hằng ngày nhưng lại rất khó giải thích một cách rõ ràng profile là gì. Profile theo định nghĩa của từ điển Anh – Việt có nghĩa là “Hồ sơ” hay “Sơ yếu lí lịch”. Nghe qua chúng ta đã có thể hình dung ra trong đó có chứa những gì. Đây là nơi thể hiện những thông tin chung nhất, cơ bản nhất, tổng quan về 1 người, 1 công ty hay 1 cá thể nào đó.
Profile cá nhânlà một bản tóm tắt giới thiệu về bản thân, năng lực và kinh nghiệm làm việc để mọi người có thể nắm được thông tin về chính bạn hoặc công ty của bạn. Do đó, profile có thể định nghĩa là sơ yếu lí lịch hay hồ sơ cá nhân.
Profile công tycó thể hiểu đơn giản là hồ sơ năng lực của công ty đó. Một profile công ty thường ở dưới dạng ấn phẩm nhiều trang, hoặc được thiết kế dưới dạng online. Profile công ty như một cuốn catalogue thể hiện những thông tin cơ bản nhất từ giới thiệu công ty, cơ cấu tổ chức, thông tin pháp lý đến năng lực tài chính, nhân sự hay sản phẩm dự án tiêu biểu. Một profile xuất sắc là tiền đề để khách hàng, đối tác thấy rõ được năng lực của công ty và quyết định có hợp tác hay không.
Rất nhiều trang web khi bạn đăng kí tài khoản sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông cá nhân. Khi bạn bấm nút submit thì có nghĩa là bạn đã công khai danh tính phần nào. Khi đã là thành viên, mọi người dễ dàng biết được bạn là ai, bạn tên gì, bạn từ đâu đến, bạn làm gì và bạn có năng lực gì,… bằng cách vào link profile của bạn để hiểu rõ hơn về bạn. qua ví dụ trên bạn có thể thấyprofile onlinecó thể xuất hiện ở bất cứ đâu, nhất là khi truy cập internet vào bất cứ trang nào.
Profile còn có cách viết tắt theo tiếng lóng là Pro5, do cùng cách phát âm (File đọc gần giống five, nghĩa là số 5).
Cách tạo profile
Trong xu thế toàn cầu hóa, mạng xã hội ngày một phát triển thì sức cạnh tranh nhân sự ngày càng tăng cao. Bất cứ cá nhân nào khi bắt đầu muốn apply vào một công ty đều cần sở hữu một bản profile cá nhân chuyên nghiệp, ấn tượng. Một bản profile đẹp không chỉ giúp cho nhà tuyển dụng có một cái nhìn tổng quát mà còn đánh giá về ứng viên một cách thiện cảm hơn.
Vì vậy, ai cũng cần tìm hiểu về cách tạo profile chuyên nghiệp. Để làm được điều đó thì phải đảm bào được những tiêu chí cần có sau đây.
Profile cá nhân bao gồm:
Dù là profile tiếng Anh hay tiếng Việt, một profile cá nhân không thể thiếu được những thông tin cơ bản dưới đây:
+ Họ tên đầy đủ (Full name): Thường đặt ở trên đầu và nổi bật trước bất cứ thông tin nào khác.
+ Hình chân dung (Photo): Thường để cỡ 3×4
+ Chuyên môn và kĩ năng (Skill)
+ Ngày tháng năm sinh (Birthday)
+ Độ tuổi (Age) và giới tính (Sex)
+ Trình độ học vấn (Academic level)
+ Email và số điện thoại (Moibile): Đây là thông tin bắt buộc phải có để nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ trao đổi yêu cầu công việc, hẹn phỏng vấn cũng như thông báo kết quả khi cần.
+ Tình trạng hôn nhân (Relationship): Tuy không bắt buộc phải ghi nhưng một số công ty có đãi ngộ và yêu cầu chuyên biệt về vấn đề này.
+ Kinh nghiệm làm việc (Experience): Đây là phần quan trọng để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn giữa muôn ngàn ứng viên khác. Nếu kinh nghiệm của bạn tốt, nghĩa là “CV đẹp”, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên quyết định chắp bút kí hợp đồng tuyển bạn vào làm hơn những ứng viên khác. Vì vậy, hãy liệt kê thật chi tiết và bài bản về thông tin này.
Khi đã đủ những thông tin trên, một điều bạn không thể thiếu là lựa chọn template thật đẹp cho profile của mình. Bạn có tham khảo trên rất nhiều trang web cho download miễn phí ví dụ như:
Company profile (profile công ty) thường gồm:
Quyển profile công ty thường rất dày, có thể lên tới hơn trăm trang, chi phí thiết kế cũng như in ấn có thể đội giá lên rất cao. Vậy tại sao mỗi công ty hay tổ chức cần phải có một bản profile công ty hay còn gọi là hồ sơ năng lực?
Hồ sơ năng lực của doanh nghiệp là quyển giới thiệu chuyên nghiệp về tiểu sử, quy mô và tình trạng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ để đối tác, khách hàng tiềm năng cũng như cổ đông của công ty xem xét.
Thông tin trên hồ sơ năng lực thường sẽ phải bao gồm những miêu tả vô cùng chi tiết về doanh nghiệp, lịch sử hình thành, tình hình hoạt động trong năm, các báo cáo tài chính, chỉ số phát triển,… Nếu những thông tin này được sắp xếp hợp lí thì sẽ mang lại hiệu quả tín nhiệm cao hơn.
Nhất là những doanh nghiệp mới trên thị trường cần phải có một quyển hồ sơ năng lực chuyên nghiệp để giúp bạn có thêm sức mạnh cạnh tranh, đồng thời cũng là một cách tốt để giới thiệu doanh nghiệp mình với khách hàng tiềm năng và các nhà đầu tư.