Nguyên tắc dựng nghiệp của cha đẻ siêu thị bán lẻ

Nguyen Tac Dung Nghiep Cua Cha De Sieu Thi Ban Le 14062

Sam Walton một người quá nổi tiếng trong thị trường bán lẻ thế giới thi ông là cha đẻ của chuỗi siệu thi bán lẻ lớn nhất thế giới : Wal-Mart.Ông là một người có những nguyên tắc dựng nghiệp rất đơn giản,bình dị nhưng cực kì thành công.Đơn giản nhưng không phải là dễ dàng thực hiện. Dưới đây là những nguyên tắc đã tạo dựng một sự nghiệp kinh doanh của Sam Walton.
Nhà Sáng Lập Wal-mart - Sam Walton: Từ Công Nhân Làm Thuê Đến Ông Vua Bán Lẻ Ở Mỹ - YBOX

Nếu tất cả mọi người đều làm theo một cách thì sẽ có cơ hội tốt cho bạn để tìm ra một hướng đi khác. Nhưng bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho việc sẽ có rất nhiều người lôi bạn quay lại và nói rằng bạn đang đi nhầm đường.

Khi bơi ngược dòng, bạn phải đảm bảo mình đã nghiên cứu, phân tích và hiểu rõ việc mà mình sẽ làm hơn bất kỳ ai khác. Đừng khác người nếu bạn chỉ muốn tỏ ra nổi trội và khác biệt so với đám đông.

Một câu nói mà Sam Walton đã nghe rất nhiều khi bắt đầu khởi nghiệp là: “Một cửa hàng giảm giá không thể tồn tại lâu dài trong một thị trấn dưới 50.000 dân”. Vì thế, sự thành công của Wal-Mart đã làm bất ngờ với rất nhiều người.

2. Đáp ứng trên cả mong đợi

Nếu bạn đáp ứng trên mức mong đợi của khách hàng thì họ sẽ mãi là khách hàng của bạn. Hãy đem lại cho họ những gì họ muốn và thêm một chút nữa. Hãy để họ thấy rằng bạn rất coi trọng khách hàng và chịu trách nhiệm những gì bạn làm.

Điều quan trọng mà Sam Walton đã viết là dòng chữ trên tấm biển hiệu đầu tiên của Wal-Mart: “Bảo đảm sự hài lòng của khách hàng”. Dòng chữ đó hiện giờ vẫn còn và nó đã tạo nên sự khác biệt cho Wal-Mart.

3. Tiết kiệm

Hãy kiểm soát việc chi tiêu của bạn tốt hơn đối thủ cạnh tranh vì đây chính là lợi thế của bạn. Trước khi Wal-Mart được biết đến như một công ty kinh doanh bán lẻ lớn nhất thế giới thì trong suốt 25 năm điều hành công ty, Sam Walton luôn có tỷ lệ chi phí/doanh thu thấp nhất trong nghành.

Bạn có thể sẽ mắc nhiều sai lầm trong kinh doanh nhưng bạn vẫn có thể sửa chữa được nếu bạn kiểm soát được chi phí. Ngược lại, bạn sẽ bị đào thải cho dù có xuất sắc đến đâu đi chăng nữa.

4. Lắng nghe

Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người trong công ty. Bạn phải tìm cách để khiến họ bộc lộ những suy nghĩ của mình về công ty. Những người ở “tiền tuyến”- những người thực sự trực tiếp trò chuyện với khách hàng, là những người duy nhất biết được điều gì đang diễn ra ở đó. Tốt hơn hết là bạn nên tìm hiểu xem họ biết được những gì.

Đó mới chính là cái mà mọi người gọi là hiểu được nhu cầu của khách hàng. Qua đó, để giảm bớt trách nhiệm trong việc điều hành của bạn và khích lệ nhân viên nảy sinh sáng kiến, bạn phải thật sự lằng nghe những điều các cộng sự muốn nói.

5. Thông tin

Khi bạn không tin tưởng để cho các cộng sự của bạn biết được những thông tin gì đang diễn ra trong công ty, họ sẽ cho rằng bạn không thực sự coi trọng nhân viên. Thông tin là thế mạnh và là lợi ích bạn có được từ việc chia sẽ nó với các cộng sự.

Khi họ càng biết nhiều thì họ sẽ càng hiểu nhiều hơn. Càng hiểu biết thì họ sẽ càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đó và khi đó thì không còn gì có thể ngăn cản họ. Chính họ sẽ chung sức làm công ty bạn vững mạnh.

6. Lạc quan

Những người lạc quan thường có khuynh hướng thành công hơn. Vì đơn giản không chỉ là họ tin rằng mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp mà bởi vì việc tin vào sự thành công khiến họ nổ lực hơn nữa. Nếu ít kỳ vọng, bạn thậm chí còn không có động lực để thử.

Khi sóng gió nổi lên, chúng ta sẽ lựa chọn thái độ để đáp trả. Hãy lạc quan trong mọi tình huống và nên tìm ra những điểm hài hước trong mỗi thất bại của mình. Đừng quá lo lắng. Hãy thư giãn, như vậy thì những người xung quanh bạn sẽ không bị căng thẳng.

7. Tạo động lực

Khích lệ nhân viên chỉ bằng tiền, địa vị hay chức vụ thôi thì chưa đủ. Thường xuyên, ngày này qua ngày khác, bạn phải nghĩ ra những cách thức mới lạ, hấp dẫn hơn để thúc đẩy và thách thức các cộng sự của bạn.

Nếu mọi việc đang trở nên nhàm chán, nhà lãnh đạo nên có một vài thay đổi để mọi người phải đoán xem mánh khóe tiếp theo của bạn sẽ là gì. Đừng để nó trở nên quá dễ đoán.

8. Hãy ghi nhận mọi sự đóng góp

Những lời khen tặng chân thành, đúng lúc, đúng người là món quà không mất tiền mua nhưng đáng giá bằng cả gia tài. Bởi chúng ta ai cũng muốn được nghe người khác đánh giá nhiều về những gì chúng ta làm cho họ.

Chúng ta thích được nghe điều này một cách thường xuyên, đặc biệt khi ta làm được một việc gì đó mà ta thấy thực sự tự hào. Ghi nhận và trân trọng sự đóng góp của nhân viên luôn là yếu tố cơ bản khi Sam Walton tìm kiếm mẫu người lãnh đạo Wal-Mart.

9. Hãy tận tụy

Hãy tận tụy với công việc kinh doanh của bạn. Hãy tin tưởng vào nó hơn bất kỳ ai khác. Sam Walton phần nào đã khắc phục được những khiếm khuyết của bản thân bằng sự đam mê hoàn toàn vào công việc bán lẻ. Nếu bạn yêu thích công việc của mình, bạn sẽ luôn hăng say trong công việc và luôn cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt nhất.

10. Chia sẻ

Lợi nhuận nên được chia sẻ với các thành viên trong công ty và hãy cư xử với họ như những cộng sự. Ngược lại, họ cũng sẽ coi bạn như một cộng sự và cùng hợp tác. Tất cả sẽ diễn ra tốt đẹp hơn cả sự mong đợi của bạn.

Và hãy khuyến khích các thành viên trong công ty đầu tư và giữ cổ phần công ty lâu dài. Bạn sẽ bán cho họ cổ phần công ty với giá chiết khấu thấp và tăng cổ phần của họ khi về hưu. Đó là điều tốt nhất mà Sam Walton đã làm cho nhân viên của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *