Từ vụ “lòng xào dưa“: Phát tán tin nhắn riêng tư có bị xử lý?

Mạng xã hội đang lan truyền nhiều hình ảnh chụp đoạn chat giữa một người được cho lànữ giáo viên một trường mầm nonở thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình với một người đàn ông đã có gia đình. Nội dung lan truyền thể hiện việc nữ giáo viên đã lập gia đình nhưng có dấu hiệu quan hệ tình cảm bất chính với người đàn ông trên. Ngoài ra, nội dung chat còn bao gồm những hình ảnh nhạy cảm, đồng thời gợi ý những món ăn như lòng xào dưa, thịt chó…

Vụ

© Kiến ThứcVụ

Qua sự việc này, dư luận băn khoăn, việc người phát tán hình ảnh chụp lại đoạn chat đó rồi đưa lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? Dưới góc độ pháp lý, trao đổi vớiPV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, trước tiên chưa cần xem xét hay đánh giá nội dung của các tin nhắn này liệu có vi phạm đạo đức, hay trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa của đất nước ta hay không thì hành vi phát tán các đoạn tin nhắn cá nhân này đang xâm phạm nghiêm trọng quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Luật sư Hùng phân tích, Điều 38 Bộ luật Dân sự hiện hành quy định về quyền bí mật đời tư như sau: Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

“Vì thế hành vi phát tán đoạn tin nhắn ở Thái Bình có thể xem là đã xâm phạm quyền nhân thân của những người trong đoạn tin nhắn đó. Pháp luật quy định nếu người nào phát tán các thông tin về đời tư cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ hoặc pháp luật không cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 2 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, căn cứ các điều 11,13, 584 và 585 Bộ luật Dân sự, người bị xâm phạm bí mật đời tư, thông tin cá nhân và bị ảnh hưởng về danh dự, uy tín có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có), khởi kiện người có hành vi xâm phạm để yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi trên còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác. Hình phạt cao nhất về tội danh này theo quy định của Bộ luật Hình sự là 03 năm tù”, luật sư Hùng nói.

Mục nhập này đã được đăng trong News. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *