Tháng 7 được xem là tháng của những cơn mưa ngâu bất chợt rỉ rích ngoài trời, là tháng của những nỗi nhớ thầm lặng vấn vương khôn nguôi. Giữa những dòng suối bộn bề tâm trạng, giữa những dòng tâm tư thấm đượm những nỗi buồn và có cả những thanh xuân rực vàng chớm nở. Nhiều người vấn vương thốt lên rằng:
Tháng bảy mưa ngâu thấm đẫm nỗi nhớ
Hoa chờ sương sớm nhẹ tựa lông hồng
Bất chợt, kiêu sa mỏng manh như Phi Yến
Rực vàng son sắt thơm dịu tựa Hướng dương
Tháng 7 mưa ngâu và những câu chuyện gắn với phong tục quê hương
Đúng vậy, tháng 7 là tháng mưa ngâu, là tháng của những câu chuyện cổ tích thần bí về đôi uyên ương ngưu lang chức nữ và truyền thống vềngày thất tịnh mồng 7/7hằng năm. Tuy nhiên đan xen vào đó cũng là những câu chuyện về tâm linh, những điều cấm kị vềtháng cô hồnmà mỗi chúng ta thường truyền tai nhau. Hãy cùngKinh Bắc Webtìm hiểu nhé!
Tại sao tháng 7 lại được gọi là tháng mưa ngâu?
Sở dĩ tháng bảy được gọi là tháng mưa ngâu vì nó bắt nguồn từ 2 lý do là hiện tượng thời tiết tự nhiên và sự tích ông ngâu bà ngâu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Mưa ngâu bắt nguồn từ hiện tượng tự nhiên
Mưa ngâu là tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào tháng bảy âm lịch hằng năm. Bởi lẽ ở thời điểm này những cơn mưa thường đến bất chợt, không liên tục và rỉ rich ngời trời. Chính vì vậy nên dân gian ta thường có câu: “ vào mùng 3 ra mùng 7” có nghĩa là mưa chỉ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch để đại diện cho tháng bảy mưa ngâu và là đặc điểm nhận dạng, đặc trưng chung của tháng này.
Chính vì vậy nên gia chủ cần phải mang theo áo mưa, ô dù khi ra ngoài để có thể phòng ngừa được những cơn mưa bất chợt. Bảo vệ cho sức khỏe bản thân, thoát khỏi những cơn cảm lạnh, đau đầu nhé!
Mưa ngâu bắt nguồn từ sự tích ông ngâu bà ngâu
Thông thường người ta biết đến với cụm từ tháng bảy mưa ngâu là do sự tích ông ngâu bà ngâu. Hay nói cách khác là sự tích của đôi uyên ương ngưu lang, chức nữ gặp nhau vào ngày 7/7 hằng năm.
Sở dĩ có điều này là những giọt nước mắt vấn vương, những tình cảm ứ đọng của ngưu lang, chức nữ khi bị đày xuống sông Ngân, người đầu sông người cuối sông. Và chỉ được gặp nhau mỗi năm đúng một lần và vào ngày 7/7 hay còn gọi là ngày thất tịnh mà chúng ta thường nghe tới. Những tình cảm chân thật, nghẹn ngào ấy hóa thành những giọt lệ, cũng chính những giọt lệ, những tiếng nấc nghẹn ngào đó khi rơi xuống trần gian đã hình thành ra những cơn mưa. Hay còn được gọi là những cơn mưa ngâu bây giờ.
Truyền thống ăn chè đậu đỏ vào ngày thất tịch
Cũng xuất phát từ câu chuyện ngưu lang chức nữ mà nhiều người đã tương truyền lại rằng khi ăn chè đậu đỏ vào ngày thất tịch thì đường tình duyên sẽ may mắn. Có được ý trung nhân như mình mong muốn, tình yêu sẽ chớm nở và thoát khỏi tình trạng cô đơn. Chính vì vậy đã không ít người có tư tưởng này và cứ dần dần nối tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cũng vì thế chè đậu đỏ mà trở thành đặc trưng, yếu tố cần phải có trong ngày thất tịch 7/7 hằng năm..
Tháng bảy và những câu chuyện tâm linh
Tại sao tháng bảy lại được gọi là tháng cô hồn?
Tháng bảy được xem là tháng cô hồn vì nó được xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh truyền thống. Từ thời xa xưa người Việt đã quan niệm con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Tùy theo lúc còn sống và những việc mà người đó làm dẫn đến khi mất đi, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và tục cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.
Và cũng trong tháng 7 âm lịch này, nhiều người quan niệm rằng đây là thời điểm xuất hiện rất nhiều quỷ đói, bị bỏ rơi lang thang khắp nơi, chính vì vậy mỗi gia đình sẽ chuẩn bị gạo, cháo, muối để hối lộ cho những vong linh này với mong muốn không bị họ quấy phá đến cuộc sống hằng ngày của gia đình mình, cũng như giúp cho những vong linh này có một ngày được ăn uống no nê, đỡ tủi phận…
Do vậy nên tháng bảy hằng năm được xem là tháng cô hồn, không may mắn…chính vì thế nên gia chủ có thể cân nhắc những điều mình nên làm trong tháng này. Và cần tránh những điều cấm kỵ để có thể tai qua nạn khỏi, may mắn, thành công.
Những điều cấm kỵ không được phép làm trong tháng bảy
Chính vì là tháng cô hồn nên khách hàng cũng cần lưu ý một vài điều cấm kị sau đây. Bởi lẽ: “thờ có thiêng, kiêng có lành”
- – Không nên ra ngoài đường lúc đêm khuya, tránh chụp ảnh lúc trời tối
- – Không được xõa tóc khi ra đường vào ban đêm, không được gọi to tên thật của mình.
- – Hạn chế ra đường những lúc không cần thiết
- – Tránh quyết định những chuyện đại sự, việc lớn trong tháng này..
- – Không nên về muộn quá…
Do vậy gia chủ có thể cân nhắc một vài điều. Phòng trừ những xui xẻo cho mình. Tuy nhiên đây chỉ là những diều cấm kỵ mang tính dân gian, được truyền miệng, không có khoa học. Vì thế nên khách hàng có thể tự mình xem xét và đưa ra những hướng điều chỉnh cho bản thân thật hợp lý.
Trên đây là một vài yếu tố dân gian về tháng bảy mưa ngâu và một vài kinh nghiệm đúc kết trong tháng này. Hy vọng sẽ giúp ích được quý khách và có được những thông tin chính xác hiệu quả nhất.