Chiến sự Ukraine ngày càng phức tạp, Mỹ chưa sẵn sàng cho cái giá phải trả?

Mỹ và các đồng minh NATO đang can dự ngày càng sâu vào cuộc chiến ở Ukraine, cả trên khía cạnh quân sự và kinh tế. Nhưng những kỳ vọng thiếu thực tế có nguy cơ kéo họ vào cuộc xung đột toàn diện với Nga lớn hơn bao giờ hết.

Sự ủng hộ không kéo dài mãi mãi?

Thượng viện Mỹ đã thông qua khoản hỗ trợ khẩn cấp trị giá 40 tỷ USD cho Ukraine ngày 19/5 nhưng với việc một nhóm nhỏ các nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích việc thông qua khoản ngân sách này, cũng như việc cuộc chiến ở Ukraine đang bước vào một giai đoạn phức tạp mới, sự ủng hộ của lưỡng đảng Mỹ cho cuộc xung đột này có thể sẽ không còn được đảm bảo.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters

Avril Haines, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ cảnh báo Ủy ban Quân vụ Thượng viện gần đây rằng một vài tháng tới sẽ là giai đoạn biến động không ngừng. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra theo chiều hướng “leo thang và khó lường hơn”, quan chức Mỹ cho hay, đồng thời nhận định, nguy cơ Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ ngày càng gia tăng.

Giữa bối cảnh có những cái giá phải trả và những nguy cơ nghiêm trọng trong cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Biden đối mặt với những câu hỏi về việc Mỹ sẽ tiếp tục can dự vào cuộc xung đột này ở mức độ nào.

Hồi tháng 3/2022, Mỹ và các đồng minh đều có một lập trường chung rằng: Dù cuộc chiến kéo dài bao lâu, Ukraine sẽ được giải phóng. Ukraine xứng đáng nhận được sự hỗ trợ và Mỹ sẽ dẫn đầu các quốc gia NATO để khiến Nga hiểu ra rằng liên minh xuyên Đại Tây Dương này sẵn sàng và có thể ngăn chặn những tham vọng của Moscow.

Mục tiêu này của phương Tây có thể chưa thay đổi nhưng rõ ràng, Mỹ hiểu việc lao vào một cuộc chiến toàn diện với Nga không phải là lợi ích tốt nhất cho họ, thậm chí cả khi một thỏa thuận hòa bình được đàm phán yêu cầu Ukraine đưa ra một số quyết định cứng rắn.

Tuy nhiên, khi mà mục tiêu và chiến lược của Mỹ trong cuộc xung đột ở Ukraine ngày càng khó xác định thì phạm vi kế hoạch của Washington dường như sẽ tiếp tục thay đổi.

Hiện nay những câu hỏi được đặt ra với Mỹ là: Liệu có phải Mỹ đang cố gắng hỗ trợ chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine qua việc dàn xếp tình hình ở Ukraine và một vài khía cạnh trong mối quan hệ Nga – Mỹ? Hay Mỹ chỉ đang cố gắng làm suy yếu Nga vĩnh viễn? Hay mục tiêu của chính quyền Tổng thống Biden đã dịch chuyển sang làm suy yếu quyền lực của Tổng thống Putin và thay đổi chế độ ở Nga? Hay Mỹ muốn Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến ở Ukraine? Hoặc liệu mục tiêu có phải là tránh một cuộc chiến rộng hơn?…

Nếu không làm rõ những câu hỏi trên, Nhà Trắng không chỉ đối mặt với những tổn thất về lợi ích mà còn có nguy cơ hủy hoại hòa bình và an ninh lâu dài ở châu Âu. Những nếu làm rõ những câu hỏi đó, liệu Mỹ có thể ngăn mình tránh khỏi một cuộc xung đột toàn diện với Nga?

Các quan chức Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga nhưng sự ủng hộ của công chúng Mỹ với cuộc chiến này có thể sẽ không kéo dài mãi. Đối với các cử tri Mỹ, lạm phát là vấn đề lớn hơn nhiều so với cuộc chiến ở Ukraine và sự gián đoạn của thị trường năng lượng cũng như lương thực toàn cầu có thể khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

Chiến sự ở Ukraine phức tạp và khó lường

Tình hình hiện tại trongcuộc xung đột ở Ukraineđã trở nên phức tạp, đó có lẽ là lý do tại sao chính quyền Tổng thống Biden do dự đặt ra những mục tiêu rõ ràng.

Mỹ hiểu rõ, một chiến thắng quân sự cho Nga cũng như việc Ukraine giành được quyền kiểm soát tất cả các vùng lãnh thổ từ năm 2014 là mục tiêu không thực tế. Nga rõ ràng vẫn có ưu thế quân sự vượt trội hơn hẳn Ukraine.

Vũ khí chống tăng vác vai NLAW. Ảnh: Reuters
Vũ khí chống tăng vác vai NLAW. Ảnh: Reuters

Mỹ và các đồng minh NATO đang can dự ngày càng sâu vào cuộc chiến ở Ukraine, cả trên khía cạnh quân sự và kinh tế. Những kỳ vọng thiếu thực tế có nguy cơ kéo họ vào cuộc xung đột toàn diện với Nga lớn hơn bao giờ hết.

Việc Tổng thống Biden từng nhận định “Tổng thống Putin không thể nắm quyền” hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đưa ra những tuyên bố về mục tiêu “làm suy yếu Nga” hoặc cam kết của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi rằng Mỹ sẽ ủng hộ Ukraine “cho tới khi dành chiến thắng” có thể củng cố sự ủng hộ của Mỹ cho Kiev nhưng lại không giúp ích gì cho quá trình đàm phán để đạt được thỏa thuận hòa bình.

Mỹ và NATO đã cho thấy họ sẽ ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine thông qua các chuyến vận chuyển vũ khí và một số hình thức khác. Khi chiến tranh kết thúc, Mỹ và các đồng minh sẽ phải chuẩn bị để hỗ trợ Ukraine tái thiết.

Dù vậy, một số nhà quan sát cho rằng, Tổng thống Biden nên khẳng định rõ với Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng sẽ có giới hạn về việc Mỹ và NATO sẽ đi xa đến đâu trong việc hỗ trợ Ukraine đối phó với Nga trên các khía cạnh cụ thể như cung cấp vũ khí, tiền bạc và sự ủng hộ chính trị./.

Mục nhập này đã được đăng trong News. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *