Hoài niệm một thời xa xưa Bắc Ninh ngày ấy bây giờ

Bắc Ninh ngày xưa đó giờ đã thay đổi nhiều rồi ❤ 😍

Nguồn ảnh : Ngtr Dũng

Những hình ảnh tư liệu quý giá về vùng Kinh Bắc xưa

Kinh Bắc(chữ Hán: 京北) là tên một địa danh cũ ở phía bắc Việt Nam, bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng).

Sau 187 năm thành lập (1831-2018), Bắc Ninh ngày nay đã trở thành một trong những thành phố phát triển năng động bậc nhất cả nước với các khu công nghiệp, khu chế suất tập trung nhà mày của các tập đoàn Công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, Cannon, Foxconn, Microsoft… Ngày nay, những tòa nhà cao tầng và các khu đô thị đang dần thay đổi bức tranh diện mạo thành phố với những dãy phố mua sắm và ẩm thực sôi động đêm ngày. Tuy nhiên, ít ai trong chúng ta mường tượng ra được vùng đất Kinh Bắc khi xưa đã thay đổi như thế nào trong gần 200 năm qua để được như ngày hôm nay. Chúng ta hãy cùng xem lại những bức ảnh tư liệu vô cùng quý giá sưu tầm được về Bắc Ninh những năm 1920, 1930.

Bắc Ninh- Kinh Bắc khi xưa là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Chính vì thế, mùa xuân 1884, Pháp đánh thành Bắc Ninh hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ Việt Nam.

Thành cổ Bắc Ninh là thành cổ đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo hình lục giác. Thành cổ Bắc Ninh từng đi vào câu ca Quan họ với niềm tự hào “Trong sáu tỉnh người đã chưa tỏ, ngoại năm thành chỉ có Bắc Ninh”. Về kiến trúc, Thành Bắc Ninh là một trong bốn tòa thành đẹp nhất vùng Bắc Kỳ thời bấy giờ.

Bạn có bao giờ tự hỏi người xưa đi chợ ra sao không?


Đây là khu chợ trung tâm thị xã Bắc Ninh xưa, không khác mấy so với các khu chợ tại trung tâm hiện tại, chỉ có điều người xưa chủ yếu đi bộ hoặc xe kéo thay vì xe máy, ô tô như hiện tại.

 


khoảng thập niên 1920, nay là đường Ngô Gia Tự. Hai tháp chuông phía xa là của của nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh. Ảnh tư liệu. Bắc Ninh thời Pháp thuộc Trục đường chính ở thị xã. Nếu như cách đây 15 năm, Ngô Gia Tự là trục đường chính duy nhất tại thành phố thì hiện tại các tuyến đường được bố trí đan xen khá đồng bộ và tấp nập.


Quán nước ven đường luôn đông khách bất kể thời xưa hay thời nay, có lẽ “trà đá” là văn hóa đặc biệt của người dân Bắc Ninh khi cho đến tận bây giờ, người Bắc Ninh vẫn duy trì sở thích uống trà đá ven đường bất kể ngày đêm.


Xe khách Hà Nội -Bắc Ninh trên đường năm 1920, luôn đông, không khác gì cảnh chen chúc trên xe buýt Hà Nội-Bắc Ninh hiện tại.


Hình ảnh tại một xưởng mộc ở Trang Liệt, Từ Sơn, Bắc Ninh, những chiếc ghế tuy đơn giản nhưng rất đẹp mắt


Học sinh xếp hàng vào lớp ở trường làng Thanh Sơn, Bắc Ninh thập niên 1920. Trường học khi đó chỉ là ngôi nhà cấp 4 ba gian cùng lác đác học trò

 


Trường tiểu học Đại Lâm với lớp học là các ngôi nhà lá, Bắc Ninh thập niên 1920.


Giờ ra chơi ở trường tiểu học Liên Thượng, ngôi trường nằm trong một ngôi chùa, Bắc Ninh thập niên 1920


Ngày xưa, ông bà ta được học thêm tiếng Pháp rất bài bản . Lớp học tiếng Pháp của trường tiểu học Liên Thượng


iờ học làm văn ở trường tiểu học Đạo Chân, trong một ngôi đình ở Bắc Ninh, ngày 28/5/1930. Các hương chức làm trợ giảng trong buổi học. Dòng chữ Pháp ở trên bảng có nghĩa là “Tập làm văn: Chúng ta hãy giúp đỡ lẫn nhau”


Giờ học chính tả ở trường Tiểu học Dương Xá. Ngôi trường này cũng đặt trong một ngôi đình

Sưu Tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *