Những mẻ lưới cá chép đỏ tại xã Vũ Đoài và Vũ Bình, tỉnh Thái Bình - Ảnh: KHÁNH LINH© KHÁNH LINH Những mẻ lưới cá chép đỏ tại xã Vũ Đoài và Vũ Bình, tỉnh Thái Bình – Ảnh: KHÁNH LINHNghề nuôi trồng thủy sản, trong đó có cá chép đỏ tại hai địa phương này đã được UBND tỉnh Thái Bình công nhận là làng nghề nuôi thủy sản truyền thống.Nhộn nhịp làng nghề…

Có diện tích ao, hồ nuôi cá giống nói chung và cá chép đỏ phục vụ thị trường dịp Tết nói riêng, với gần 2ha mặt nước, gia đình ông Trần Văn Thạch (trú tại thôn Nguyệt Lâm 1, xã Vũ Bình) được coi là hộ tiên phong trong phong trào nuôi cá chép đỏ.

Khi chúng tôi có mặt, ông Thạch đang cùng vợ, con tất bật kéo những mẻ cá cho thương lái đến mua. Vừa nhanh tay chọn cá, ông Thạch cho biết cá chép đỏ được gia đình thả, chăm sóc từ khoảng tháng 6 âm lịch hàng năm.

Từ khoảng 15 tháng Chạp, người dân tại hai xã Vũ Đoài và Vũ Bình, tỉnh Thái Bình lại tất bật kéo lưới tại ao - Ảnh: KHÁNH LINH© KHÁNH LINH Từ khoảng 15 tháng Chạp, người dân tại hai xã Vũ Đoài và Vũ Bình, tỉnh Thái Bình lại tất bật kéo lưới tại ao – Ảnh: KHÁNH LINHTheo ông Thạch, việc chăm sóc cá chép đỏ phải hết sức cẩn thận, công phu để cá không bị dịch bệnh, khi bán cho thương lái đưa ra thị trường bán cho người dân cúng tết ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cá chỉ vừa bằng ba đầu ngón tay, nhỏ xinh nhưng màu sắc phải đỏ tươi, rực rỡ.

Ông Phạm Xuân Doanh (trú tại thôn 2, xã Vũ Đoài) cho biết gia đình có gần 7 sào mặt nước và thả đại trà hơn 3 vạn cá chép đỏ xuống ao nuôi kết hợp với các loại cá truyền thống.

“Năm nay cá chép đỏ được mùa, được giá. Nhà tôi có 7 sào ao, đầu năm thả cá trắm, cá trôi và nuôi thêm các cặp cá chép đỏ bố mẹ để gây giống, đến tháng 7 âm lịch thì bắt đầu thả đại trà 3 vạn cá chép đỏ giống xuống ao nuôi kết hợp.

Phân loại cá chép đỏ với những giống cá khác - Ảnh: KHÁNH LINH© KHÁNH LINH Phân loại cá chép đỏ với những giống cá khác – Ảnh: KHÁNH LINHThời tiết thuận lợi nên cá sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, không mắc dịch bệnh. Đến thời điểm thu hoạch cá đạt trọng lượng trung bình 25 con/kg, được thương lái thu mua toàn bộ với giá 60.000 đồng/kg. Với hơn 1 tấn cá, sau khi trừ hết chi phí cho lãi khoảng 50 triệu đồng” – ông Doanh cho hay.

Cá chép đỏ vượt… cổng làng

Tất bật cân cá, trả tiền, anh Nguyễn Vĩnh Học – thương lái ở tỉnh Hà Nam – cho biết từ đầu tháng Chạp âm lịch đã phải gọi điện cho chủ hộ để đặt hàng, từ ngày 15 đến 20 âm lịch khi chủ hộ kéo lưới thì đến thu mua, vận chuyển và mang đi tiêu thụ tại các tỉnh Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng…

Theo ông Nguyễn Phong Đăng – phó chủ tịch UBND xã Vũ Đoài – hiện tại địa phương có gần 100ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản với khu chuyển đổi tập trung khoảng 34ha, còn lại là diện tích nuôi xen kẽ trong khu dân cư.

Cùng với nuôi các giống cá truyền thống, nhiều hộ nuôi xen kẽ cá chép đỏ để phục vụ tết ông Công, ông Táo. So với các giống cá truyền thống thì nuôi cá chép đỏ có nhiều ưu thế hơn như sức đề kháng tốt, ít mắc dịch bệnh, thức ăn đơn giản, ít tốn kém và thời gian nuôi ngắn nên nhanh cho thu hoạch.

Tùy vào nhu cầu thị trường hàng năm mà cá chép đỏ có giá bán từ 40.000 – 90.000 đồng/kg, cho hiệu quả kinh tế cao hơn 1,5 – 2,5 lần so với cá truyền thống.

Thương lái đánh ô tô về tận xã để thu mua cá chép đỏ của bà con - Ảnh: KHÁNH LINH© KHÁNH LINH Thương lái đánh ô tô về tận xã để thu mua cá chép đỏ của bà con – Ảnh: KHÁNH LINHÔng Ngô Thanh Tuấn, cán bộ xã Vũ Bình, cho biết trước kia cả xã chỉ có vài hộ nuôi cá chép đỏ, còn lại là cá giống các loại, nhưng đến nay cả hai làng Nguyệt Lâm 1, Nguyệt Lâm 2 đã có vài chục hộ nuôi và đang ngày càng được nhân rộng, các hộ trong toàn xã đã nuôi với diện tích hàng chục ha mặt nước.

“Do hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ đã củng cố xây dựng bờ ao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nhờ vậy năng suất và sản lượng ngày một tăng…”, ông Tuấn nói.