NHẢY VIỆC SAU TẾT – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT

Sau Tết, thời điểm vàng để bạn nhảy việc. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay các trang tuyển dụng chất lượng có hàng trăm, nghìn các công việc khác nhau phù hợp với năng lực, môi trường của bạn. Nếu bạn có ý định nhảy việc sau Tết thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Nhảy việc sau Tết – Thực trạng và những lưu ý cần biết (Ảnh: Internet)

Phần 1. Hậu Tết – Dân công sở kéo nhau nhảy việc

Theo các chuyên gia nhân sự, bước sang năm mới cũng là cơ hội người lao động nhảy việc sau Tết. Lúc này, các doanh nghiệp cần một lượng lớn nhân sự đền bù chỗ cho những người đã nghỉ việc vào cuối năm hoặc tuyển mới hàng loạt vị trí để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Chị Phạm Lan Anh – Trưởng phòng nhân sự của 1 công ty lớn tại Hà Nội cho biết: “Cứ sau Tết là phòng nhân sự lại đau đầu xử lý đơn nghỉ việc của nhân viên. Họ thậm chí nghỉ việc ngang, nghỉ việc không cần báo trước, họ chẳng quan tâm đến cơ chế công ty hay bàn giao gì cả. Vì thiếu người nên chúng tôi phải tuyển người liên tục, gần như là phải làm việc hết công suất trong những ngày này.”

Còn chị Thanh Huyền – Nhân viên Marketing của công ty cổ phần KKK chia sẻ: “Sau khi nghỉ Tết, mình cũng đã nộp đơn xin nghỉ việc để chuyển sang 1 công ty mới tốt hơn. Thực ra, trong Tết mình đã đi phỏng vấn ở công ty mới này rồi. Ra Tết là đi làm được luôn. Mức lương ở công ty mới khá cao, chế độ đãi ngộ cũng rất tốt.”

“Một số bạn bè của mình cũng đã có ý định nghỉ việc trong Tết nhưng vì khoản tiền thưởng Tết nên cố bấm bụng ở lại làm để có 1 cái Tết ấm no. Sau khi ăn Tết xong thì cũng nhảy việc.” – Chị Thanh Huyền chia sẻ thêm.

Sau Tết, rất nhiều người nhảy việc để tìm công việc mới (Ảnh: Internet)

Đối với người tìm việc, đây chính là thời điểm “vàng” mang đến cho họ hàng ngàn sự lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với sự cạnh tranh giữa các ứng viên trong cùng 1 vị trí sẽ khốc liệt hơn. Đối tượng cạnh tranh của bạn lúc này không chỉ có người mất việc trước Tết, sinh viên mới ra trường mà còn là những người có ý định nhảy việc giống bạn. Do vậy, để tránh rơi vào tình trạng thất nghiệp dài ngày, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi nộp đơn xin thôi việc nhé!

Phần 2. Những điều lưu ý khi nhảy việc sau Tết

Ngày nay, nhảy việc sau Tết đã trở thành văn hoá “kinh điển” của các bạn trẻ. Đây được xem là công thức hay giúp bạn nhanh chóng tăng lương và phát triển sự nghiệp. Hãy lưu ý khi nhảy việc sau Tết qua những điều dưới đây chúng tôi chia sẻ với bạn đọc:

  • Cân nhắc tài chính: Đây là vấn đề mà bạn cần quan tâm hàng đầu. Trước khi nhảy việc, bạn hãy thử tính toán xem mình sẽ mất bao nhiêu thời gian để tìm công việc mới. Và trong khoảng thời gian đó, bạn cần chuẩn bị khoản dự trù là bao nhiêu dành cho việc chi tiêu hàng ngày.
  • Đừng nghỉ việc nếu như chưa tìm được công việc mới: Cũng chính vì lý do tài chính như đã nói ở trên mà bạn hãy cố gắng làm việc ở công ty cho đến khi chắc chắn tìm được một nơi mới tốt hơn công ty hiện tại.
  • Không để quá trình tìm việc mới ảnh hưởng đến năng suất làm việc hiện tại: Đơn giản là vì đạo đức nghề nghiệp, hãy tận tâm đến giây phút cuối cùng bạn nhé!
  • Không để đồng nghiệp và cấp trên biết là bạn đang đi tìm việc: Việc thay đổi công việc là một chuyện khá tế nhị, do vậy, bạn không nên để sếp và đồng nghiệp biết bạn đang đi tìm việc khi chưa có một thông báo chính thức nào. Bên cạnh đó, không nên nghe điện thoại từ nhà tuyển dụng mới ở công ty hiện tại, nên hẹn lịch phỏng vấn sau giờ làm…
  • Đánh giá lại bản thân: Một lần nữa, bạn nên dành thời gian để hệ thống lại quá trình làm việc từ trước tới nay của mình. Đánh giá xem năng lực của bạn ở mức độ nào, định hướng công việc trong tương lai ra sao, cùng với đó là theo dõi mức lương trên thị trường. Có như vậy, bạn mới tránh khỏi cái vòng luẩn quẩn: Nộp hồ sơ, đi phỏng vấn, bị loại rồi lại đi nộp hồ sơ.
  • Cập nhật hồ sơ xin việc: Trước mỗi lần nhảy việc, đặc biệt là nhảy việc sau Tết bạn nên cập nhật lại hồ sơ của mình vì đây là công cụ đầu tiêu giúp nhà tuyển dụng biết đến bạn. Sau khi có hồ sơ hoàn chỉnh, hãy tiếp cận với nhà tuyển dụng bằng nhiều cách khác nhau như: Mạng xã hội, báo đài, trang tuyển dụng uy tín…

Nhảy việc sau Tết – cú hích giúp bạn tìm được công việc như mong muốn (Ảnh: Internet)

Phần 3. Tổng kết

Mục đích cuối cùng của tất cả những người nhảy việc là tìm được một công việc phù hợp với mức lương ổn định, môi trường làm việc tốt. Tuy nhiên, không phải người khác thành công thì có nghĩa là bạn cũng thành công đâu nhé! Do vậy, trước khi nhảy việc sau Tết, bạn cần xem xét thật kỹ, thể hiện mình là người thông minh trong cách chọn lựa công việc để con đường sự nghiệp của bạn luôn suôn sẻ và có cơ hội thăng tiến cao. Chúc bạn thành công!

Nguồn: interview.com.vn

Sưu tầm: HoàngYến _ Tổ Hóa

Related Posts

Kinh Bắc News

Kinh Bắc Web Blog’s chuyên cập nhật chia sẻ thông tin kiến thức kinh nghiệm thiết kế và nhiều nội dung hấp dẫn. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thông tin thú vị nhé. Website: kinhbacweb.com | tinhocbacninh.biz.vn | tinhdautamngoc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *