Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao Shopee từ một sàn thương mại điện tử nhỏ bé, “sinh” sau các “tiền bối” như Lazada, Sendo,… nhưng lại vươn lên vị trí dẫn đầu? Phải chăng Shopee có một nghệ thuật Marketing đầy bứt phá tạo nên một trang thương mại điện tử lớn mạnh như hôm nay? Cùng Kalzen Media “bóc tách” qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đầu tư truyền thông thương hiệu qua người nổi tiếng
1.1. Người nổi tiếng trong Showbiz
Nếu bạn đã từng xem các quảng cáo của Shopee, chắc hẳn bạn có thể nhận thấy truyền thông qua những người nổi tiếng là nghệ thuật marketing nổi bật. Trong các dịp quan trọng, Shopee thường lựa chọn những gương mặt đại diện (có tầm ảnh hưởng) để quay các clip. Ví dụ như Ca sĩ Sơn Tùng MTP, Bảo Anh, Thiều Bảo Trâm,…; Đội tuyển bóng đá quốc gia; Cầu thủ Cristiano Ronaldo; Nhóm nhạc K-pop Blackpink,… Từ đó, Shopee nhanh chóng thu hút sự chú ý của người xem.
1.2. KOLs
Ngoài ra, Shopee liên tục truyền thông hình ảnh qua các KOLs. Shopee thu hút một lượng lớn KOLs thông qua hình thức quay video review sản phẩm bán trên sàn và đăng clip trên Tiktok. Qua đó, người xem có thể dễ dàng tiếp cận chân thực về các sản phẩm. KOLs chính là những người tạo nên xu hướng đối với giới trẻ. Đây chính là chiến lược marketing đáng học hỏi của Shopee.
2. Cung cấp rất nhiều voucher hấp dẫn
Nghệ thuật marketing nổi bật tiếp theo mà không phải bất cứ sàn thương mại điện tử nào cũng làm được như Shopee. Shopee cung cấp cho khách hàng rất nhiều ưu đãi hấp dẫn thông qua các voucher giảm giá. Khi mua hàng trên Shopee, bạn có thể áp hai loại voucher (miễn phí vận chuyển và mã giảm giá). Một trong những rào cản lớn đối với người mua chính là phí vận chuyển. Hiểu được điều này, Shopee khéo léo đưa ra các voucher giảm phí vận chuyển hấp dẫn người mua. Giải quyết được vấn đề của người dùng ứng dụng.
Ngoài ra, Shopee còn cung cấp hệ thống xu, người dùng có thể thu thập xu mỗi ngày và sử dụng trực tiếp vào mỗi đơn hàng của mình. Nhờ nghệ thuật marketing này, Shopee đã có những “bước nhảy” thành công mặc dù đi sau những trang thương mại điện tử khác.
3. Giao diện liên tục đổi mới
Vào từng dịp quan trọng của năm, giao diện trên Shopee sẽ thay đổi đa dạng và cuốn hút hơn. Tuy nhiên vẫn giữ được nét đẹp riêng trong thiết kế của mình (màu cam nổi bật). Ví dụ vào các dịp Tết, Giáng Sinh,… Shopee sẽ lấy đó làm chủ đề để thiết kế giao diện của mình. Điều này là nghệ thuật marketing mang lại cảm giác thú vị cho người dùng.
Đồng thời, người dùng cũng dễ dàng đặt hàng, xem nhận xét của khách hàng nhờ giao diện logic. Đây cũng là nghệ thuật marketing mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy giữa giao diện Shopee và các sàn thương mại điện tử khác.
4. Liên tục cập nhật các trò chơi
Điểm sáng tạo trong cách xây dựng trang thương mại điện tử của mình là kết hợp các trò chơi trong một ứng dụng. Sự tích hợp đầy sáng tạo này chính là điểm cộng của Shopee. Cũng là sự khác biệt đối với các trang thương mại điện tử khác. Shopee liên tục cập nhật các trò chơi như trồng cây mỗi ngày, đập kẹo,… để kiếm xu mỗi ngày. Điều này tạo cho người dùng cảm giác “tận dụng” được “công sức” mà họ đã tự “xây dựng” được. Tiếp tục là nghệ thuật marketing hay ho phải không nào?
5. Shopee có những Slogan quen thuộc, dễ nhớ
- Thích Shopee, lướt Shopee
- Gì cũng có, mua hết ở Shopee
Chắc hẳn những lời bài hát “Cùng Shopee pi pi pi pi, nào ta mua mua mua mua mua,…” còn văng vẳng bên tai trên nền nhạc bài hát Baby Shark. “Thánh bắt trend” Shopee luôn luôn biết cách giữ chân khách hàng. Chiến lược marketing này dường như đi sâu vào tiềm thức, tạo nên thói quen cho người nghe.
Trên đây là một số chiến lược marketing nổi bật hiệu quả mà Shopee đã áp dụng trong suốt thời gian qua. Ngoài ra, người mua luôn cảm thấy yên tâm khi mua hàng tại Shopee nhờ chế độ hoàn trả hàng – Bảo vệ quyền lợi khách hàng. Hi vọng bài viết trên sẽ mang lại cho bạn đọc những bài học bổ ích về nghệ thuật marketing.